TỐng Lê Chân – TiỀn ĐỒn Quá Xa
Trong lịch sử chiến tranh cận đại, có nhiều trận đánh lớn quân số đôi bên lên tới nhiều sư đoàn, hoặc với tầm mức quan trọng “dứt điểm” như trận Normandie, Stalingrad, Okinawa, Iwo Jima v.v… Trong cuộc chiến tranh vừa qua tại Việt Nam, chúng ta cũng thường nghe nói tới những trận đụng độ ác liệt như trận Hạ Lào, An Lộc, Quảng Trị, Pleiku v.v… So với những cuộc hành quân nổi tiếng kể trên, trận đánh tại Tống Lê Chân giữa một Tiểu Ðoàn Biệt Ðộng Quân QLVNCH và quân Cộng Sản không những chỉ nhỏ bé về tầm vóc mà còn cả về mức độ quan trọng.
Trại Tống Lê Chân chẳng qua chỉ là một tiền đồn hẻo
lánh gần biên giới Việt – Miên thuộc Vùng III Chiến Thuật có nhiệm vụ phát hiện
sự xâm nhập của địch quân vào lãnh thổ VNCH. Tuy chỉ là một trận đánh nhỏ lại
không mấy quan trọng, nhưng nếu kể về tinh thần chiến đấu can trường và sức
chịu đựng phi thường của người lính chiến trong hoàn cảnh dầu sôi lửa bỏng, các
chiến sĩ TÐ 92 BÐQ đã vượt trội và tạo nhiều thành tích có một không hai khiến trận
đánh Tống Lê Chân trở thành có tầm vóc lịch sử, khác biệt và đáng chú ý hơn
nhiều trận đánh lớn khác. Nhân dịp kỷ niệm ngày QLVNCH 19 tháng 6, chúng tôi
tường thuật lại trận đánh oai hùng của TÐ 92 BÐQ tại Tống Lê Chân qua những tài
liệu thâu thập được để tôn vinh các chiến sĩ Cọp Rừng Mũ Nâu. Ðây cũng là dịp
tri ân toàn thể QLVNCH đã đổ nhiều xương máu bảo vệ quê hương. Tác giả cũng hy
vọng sẽ được tiếp xúc với các chiến sĩ đã có mặt hoặc liên quan đến trận Tống
Lê Chân để có dịp sửa đổi và bổ túc thêm chi tiết giúp bài viết thêm chính xác.
Bối cảnh lịch sử
Trận đánh tại tiền đồn Tống Lê Chân trở nên sôi
động vào một thời điểm hết sức đặc biệt, đó là lúc hiệp định ngưng bắn Paris
vừa được ký kết vào đầu năm 1973, trên nguyên tắc chấm dứt cuộc chiến tranh
giữa hai phe Quốc – Công tại Việt Nam. Nhưng đó chỉ là lý thuyết. Trên thực tế,
đây lại là trái hỏa mù để quân đội Hoa Kỳ nương theo đó mà giải kết “rút quân
trong danh dự” nếu nói theo kiểu cặp bài trùng Kissinger & Nixon và để Bắc
Việt mặc sức tung hoành xua quân đánh chiếm Miền Nam. Hoa Kỳ thỏa thuận rút
quân trong vòng 60 ngày, trong khi bộ đội Bắc Việt được tự do ở lại và thao
túng tại miền Nam vô thời hạn. Như vậy, người bạn đồng minh đã mở ngỏ cửa và
bật đèn xanh, giúp Cộng quân thành công trong việc thôn tính miền Nam. Trong
khi đó QLVNCH coi như bị bỏ rơi, bị bó tay nên lâm vào tình trạng kiệt quệ, một
mình lại phải đương đầu không những với bộ đội Bắc Việt mà hầu như toàn khối
Cộng Sản đang viện trợ những vũ khí tối tân cho quân xâm lăng.
Cộng Sản Bắc Việt đã vi phạm hiệp định ngưng bắn
ngay khi vừa ký kết xong còn chưa ráo mực, có thể nói với sự gián tiếp đồng ý
cũa người bạn Hoa Kỳ. Trong cuộc họp báo ngày 24 tháng 1 năm 1973, chính Ngoại
Trưởng Hoa Kỳ Henry Kissinger, người đã cùng tên đồ tể Lê Ðức Thọ của CS Bắc
Việt ký “hòa ước” bức tử Miền Nam, đã không một chút ngượng ngùng khi tuyên
bố:”Thỏa ước ngưng bắn không có điều khoản nào cho phép quân đội Bắc Việt có
mặt tại Miền Nam. Bắc Việt cũng không đòi hỏi, nhưng chúng tôi ước lượng hiện
có chừng 145,000 quân Bắc Việt đang tham chiến tại Miền Nam Việt Nam”. Rõ ràng,
Hoa Kỳ đã nhập nhằng ký kết hiệp ước bán đứng VNCH với mục đích duy nhất đóng
của rút cầu, bỏ rơi Miền Nam khi không buộc CS Bắc Việt cũng phải rút quân về
Bắc. Thực sự, lúc đó Bắc quân đã có đến 13 sư đoàn quân chính qui tại miền Nam
với quân số tổng cộng gần 200,000 người. Ngoài ra, chúng còn có các đại đơn vị
pháo binh diện địa và chiến xa yểm trợ cùng các kho quân lương, vũ khí tại Lào
và Cam Bốt được coi là an toàn khu. Tại khu vực đường mòn Hồ Chí Minh bên Lào,
các xe vận tải của Cộng Quân công khai ồ ạt chở súng ống, đạn được và binh sĩ
vào xâm lăng Miền Nam vì không còn bị oanh tạc như trước.
Vì vậy, tình hình sau khi ngưng bắn hoàn toàn bất
lợi cho QLVNCH. Các đại đơn vị không thể nào dành được thế chủ động để lùng và
diệt địch trên chiến trường vì phải trải quân quá mỏng để trám vào những chỗ
trống do quân đội Hoa Kỳ bỏ lại. Trong lúc đó, Cộng quân được tự do bổ xung
quân số, tích lũy tiếp vận để tạo áp lực quân sự trên khắp lãnh thổ Việt Nam
Cộng Hòa.
Tương Quan Lực
Lượng
Riêng tại Vùng III Chiến Thuật, ba Sư Ðoàn Cộng
Quân là các Công Trường 5, 7 và 9 lợi dủng an toàn khu tại vùng Lưỡi Câu, Mỏ
Vẹt bên Cam Bốt thường vượt biên đánh phá dọc Quốc Lộ 13 từ Lộc Ninh đến Bến
Cát nằm về phía Bắc thủ đô Sài Gòn. Khi mạnh, địch tung lực lượng quấy phá; lúc
yếu, chúng lại rút qua biên giới dưỡng quân để chờ cơ hội thuận tiện. Phía VNCH
chỉ cố gắng phòng thủ trong tư thế thụ động vì không đủ lực lượng mở các cuộc
hành quân vượt biên truy kích như trước kia vào năm 1970 khi quân đội Hoa Kỳ
còn tham chiến. Ðể đối đần với 3 Sư Ðoàn Cộng quân, QLVNCH trong vùng này chỉ
có Sư Ðoàn 5 Bộ Binh đặt bản doanh tại Lai Khê do Ðại Tá Lê Nguyên Vỹ làm Tư
Lệnh.
Sau nhiều cuộc tấn công thăm dò, vào đầu tháng 4
năm 1973, Công Trường 7 Cộng quân tấn công và tràn ngập căn cứ Chí Linh trên
Liên Tỉnh Lộ 13 gần quận lỵ Ðôn Luân vào ngày 10 tháng 4. Ðể mở rộng đường xâm
nhập từ ngả Cam Bốt, Cộng Quân cũng uy hiếp các trại Biệt Ðộng Quân Biên Phòng
dọc theo biên giới như Bến Sỏi, Thiện Ngôn, Katum, Bù Gia Măp, Tống Lê Chân
v.v… Trước áp lực quá mạnh của địch quân, Bộ Chỉ Huy BÐQ Quân Khu III phải lần
lượt di tản hầu hết các vị trí chiến lược rất quan trọng dọc theo biên giới
ngoại trừ trại Tống Lê Chân. Lý do vì toàn thể Tiểu Ðoàn 92 BÐQ đồn trú tại
trại này đều tình nguyện ở lại chiến đấu. Trận đánh dài nhất trong quân sử khởi
đầu và trang sử oai hùng nhất của Binh Chủng cũng được Tiểu Ðoàn 92 BÐQ viết từ
giờ phút đó.
Tống Lê Chân? Ðịa Danh Xa Lạ Cuộc chiến tranh dai
dẳng tại Việt Nam ngoài mức độ khốc liệt, còn tạo ra những địa danh xa lạ. Nếu
không có trận Tân Cảnh, Kon Tum, làm gì có những tên Charlie, Delta? Nếu không
có trận Hạ Lào chắc cũng chẳng có LoLo, Sophia, BÐQ Bắc, BÐQ Nam v.v… Tống Lê
Chân cũng là một tên rất lạ. Dân địa phương người Miên gọi vùng này là Tonlé
Tchombe. Tonlé tiếng Miên có nghĩa là sông, hồ, suối hoặc nơi nào có nước. Thí
dụ như Biển Hồ có tên Miên là Tonlé Sap. Khi mới thành lập, trại này chưa có
tên nên Thiếu tá Ðặng Hưng Long, vị chỉ huy trưỏng đầu tiên phiên âm tiếng Miên
Tonlé Tchombe thành tiếng Việt Tống Lê Chân. Sau này, phần đông các quân nhân
trong binh chủng BÐQ biên phòng gọi tắt là Tống Lệ để ám chỉ một căn cứ đầy máu
và nước mắt, không có một ngày yên vui kể từ khi ra đời.
Tiền đồn Tống Lê Chân nguyên thủy là một trại Dân
Sự Chiến Ðấu (DSCÐ) (Civilian Irregular Defense Group gọi tắt là CIDG) do Lực
Lượng Ðặc Biệt Hoa Kỳ thành lập từ năm 1967 để phát hiện và ngăn chận sự xâm
nhập của Cộng quân từ bên kia biên giới. Ðến năm 1970 trong chương trình cải
biến Lực Lượng Dân Sự Chiến Ðấu thành Biệt Ðộng Quân Biên Phòng, phần đông
những binh sĩ của trại Tống Lê Chân thuộc sắc dân ngưởi thượng Stieng đều tình
nguyện ở lại để trở thành Tiểu Ðoàn 92 BÐQ Biên Phòng, tổng cộng gồm 292 binh
sĩ lúc khởi đầu, chưa kể một số sĩ quan QLVNCH giữ các chức vụ chỉ huy.
Vì Tiểu Ðoàn 92 BÐQ thoát thai từ Lực Lượng Dân Sự
Chiến Ðấu, tưởng cũng nên biết qua về tổ chức đặc biệt ít người biết tới này.
Chương trình DSCÐ được đặt dưới sự quản trị trực
tiếp của Toán 5 Lực Lượng Ðặc Biệt Hoa Kỳ (5th Special Forces Group) đặt bản
doanh tại Nha Trang. Mục tiêu của chương trình là dùng các sắc tộc thiểu số
(người Thượng) để thành lập các “trung tâm” (làng, buôn) chiến lược có võ trang
tại các vùng rừng núi khiến Việt Cộng không thể xâm nhập và lợi dụng. Việc tổ
chức, quản trị và huấn luyện những trung tâm hay “trại” này đều do LLÐB Hoa Kỳ
đảm nhận. Thí điểm đầu tiên đuợc thành lập tại Buôn Enao thuộc tỉnh Ðắc Lắc vào
năm 1961. Tới năm 1965 đã có khoảng 80 trung tâm được thành lập tại những vùng
rừng núi hẻo lánh khó kiểm soát. Mỗi trung tâm là một “pháo đài” có thể tự
phòng thủ và có khả năng ngăn chận mọi xâm nhập từ bên ngoài.
Ðến năm 1965, cùng với việc Hoa Kỳ đưa quân ồ ạt
vào Việt Nam, chương trình DSCÐ cũng được bành trướng mạnh. Các trung tâm phòng
thủ được cải tiến thành những trại lực lượng đặc biệt, trang bị vũ khí tối tân
với nhiệm vụ không những chỉ để tự vệ mà còn có khả năng tấn công. Từ đó, các
toán viễn thám dò tìm địch quân mang biệt danh Delta, Omega và Sigma ra đời.
Nhiệm vụ chính cũa những toán này là xâm nhập sâu vào đất địch để phát hiện
địch và thu thập tin tức tình báo.
Tới khoảng cuối năm 1967, toàn lãnh thổ VNCH tổng
cộng có khoảng gần 100 trại LLÐB, đa số nằm dọc theo biên giới Lào – Việt và
Miên – Việt. Vì địa thế chiến lược rất quan trọng của những trại biên phòng
này, Cộng Quân luôn luôn dùng đủ mọi cách để tiêu diệt. Nhiều trận đánh dữ dội
đã xảy ra tại các trại như: Lang Vei, Thường Ðức, Khâm Ðức … tại Vùng I Chiến
Thuật; Ðức Cơ, Plei Me, Plei Djereng, Plateau Gi, Ðồng Xoài … tại Vùng II; Bến
Sỏi, Tống Lê Chân, Trảng Sụp, Chí Linh … tại Vùng III và Cái Cái, Thường Thới,
Tịnh Biên … tại Vùng IV.
Cho tới năm 1970, Hoa Kỳ chuẩn bị rút quân, khởi
đầu giai đoạn Việt Nam hóa chiến tranh nên các trại LLÐB cũng lần lượt được
chuyển giao cho QLVNCH. Lực Lượng DSCÐ theo kế hoạch được sát nhập vào binh
chủng Biệt Ðộng Quân để trở thành những đơn vị BÐQ Biên Phòng. Vì mỗi trại LLÐB
thường có vào khoảng từ 300 đến 400 người nên được biến cải thành một Tiểu Ðoàn
BÐQ Biên Phòng. Trong khoảng thời gian từ ngày 27 tháng 8 năm 1970 cho đến 15
tháng 1 năm 1971, tổng cộng có tất cả 49 trại LLÐB được biến cải thành các TÐ
BÐQ Biên Phòng. Nếu tính theo từng Vùng Chiến Thuật, con số này được phân chia
như sau:
– Vùng I: có 11 trại.
– Vùng I I: có 15 trại.
– Vùng III: có 12 trại.
– Vùng IV: có 11 trại.
– Vùng I I: có 15 trại.
– Vùng III: có 12 trại.
– Vùng IV: có 11 trại.
Tuy trước đây có chừng 100 trại LLÐB, nhưng chỉ
chuyển giao có 49 trại vì có một số trại bị đóng cửa, quân số được bổ xung cho
những đơn vị còn lại. Sau khi được chuyển giao, những dân sự chiến đấu trong
các trại LLÐB không còn là dân sự do Hoa Kỳ tuyển mộ, mà chính thức trở thành
quân nhân trong QLVNCH.
Trại Tống Lê Chân thuộc Vùng III Chiến Thuật được
thành lập vào đầu năm 1967 cùng với trại Prek Klok tại vùng Chiến Khu C của
Việt Cộng. Vì chận ngay yết hầu nên ngay từ khi thành lập, các trại này đã bị
địch quân đe dọa thường xuyên. Trong hệ thống LLÐB, trại Tống Lê Chân mang ám
danh A-334 và được biến cải thành trại BÐQ Biên Phòng vào ngày 30 tháng 11 năm
1970. Toàn thể quân số trong trại lúc đó có 318 người (gồm 292 người nguyên
thuộc DSCÐ và các sĩ quan cùng Hạ Sĩ Quan QLVNCH mới được bổ nhiệm tới để chỉ
huy) trở thành TÐ 92 BÐQ Biên Phòng thuộc hệ thống chỉ huy của BÐQ/QLVNCH.
Trại Tống Lê
Chân trấn giữ một địa điểm quan yếu, chận ngay đường vào khu Tam Giác Sắt và án
ngữ vùng Mỏ Vẹt, Lưỡi Câu thuộc Cam Bốt. Ðây là những an toàn khu và cũng là
đại bản doanh Cục R của Việt Cộng như hai mũi dao nhọn chĩa vào cạnh sườn Quân
Khu III. Trong các trận hành quân vượt biên của Quân Ðoàn III do Ðại Tướng Ðỗ
Cao Trí chỉ huy vào năm 1970, trại Tống Lê Chân đã đóng một vai trò quan trọng
trong nhiệm vụ phát hiện và diệt địch. Căn cứ được thiết lập trên một ngọn đồi
cao chừng 50 thước, trông xuống hai con suối nhỏ dân địa phương gọi là Takon và
Neron. Ðây là những lạch nước khởi nguồn của sông Sài Gòn chảy qua Dầu Tiếng,
Bến Súc, Phú Cường v.v…. Tống Lê Chân, như trên đã nói là một trong chuỗi trại
Dân Sự Chiến Ðấu do LLÐB thiết lập dọc theo biên giới Miên – Việt thuộc lãnh thổ
Quân Khu III.
Về vị trí, trại Tống Lê Chân nằm trong vùng ranh
giới của hai tỉnh Tây Ninh và Bình Long, cách An Lộc chừng 15 cây số về hướng
Tây Nam và mũi nhọn của chiếc Mỏ Vẹt chứng 13 cây số về hướng Ðông Nam. Dưới
chân căn cứ là con đường 246 nối liền Chiến Khu C và Chiến Khu D của Việt Cộng.
Ðây cũng là trục giao liên Nam – Bắc huyết mạch nối liền bản doanh của Cục R
bên Cam Bốt và vùng Dầu Tiếng với Khu Tam Giác Sắt của Cộng Quân.
Với vị trí chiến lược vô cùng quan trọng có thể
kiểm soát được các trục giao liên Nam – Bắc và Ðông – Tây của Cộng Quân tại
vùng biên giới, lại trấn giữ sườn Tây cho thị trấn An Lộc, Tống Lê Chân như
chiếc gai nhọn cần phải nhổ bằng mọi giá trên sa bàn trận liệt của địch. Vào
mùa hè năm 1972, cùng với các trận cường tập có pháo binh và chiến xa nặng của
Công quân vào vùng Lộc Ninh, Chơn Thành và An Lộc, các căn cứ biên phòng lân
cận Tống Lê Chân như Thiện Ngôn, Katum, Bù Gia Mập đã phải di tản. Tống Lê Chân
chơ vơ còn lại như một hải đảo cô đơn giữa biển người Cộng Quân trùng điệp.
Tứ Bề Thọ Ðịch
Nhằm mục đích mở rộng đường giao liên cũng như giữ
bí mật các cuộc chuyển quân xâm nhập từ biên giới Miên – Việt vào lãnh thổ Quân
Khu III, ngày 10 tháng 5 năm 1972, Cộng quân dồn lực lượng đánh biển người vào
căn cứ Tống Lê Chân quyết nhổ cái gai trước mắt. Quyết san bằng căn cứ, địch
quân dùng đại pháo 130 ly cùng với đủ loại súng cối, sơn pháo bắn phủ đầu như
mưa vào căn cứ theo đúng chiến thuật lấy thịt đè người “tiền pháo hậu xung”.
Trận pháo kích khốc liệt này chính thức mở đầu cho gần hai năm trời vây hãm.
Sau loại pháo vòng cầu, nhiều đợt pháo cấp tập bắn thẳng vào Tống Lê Chân như
muốn san bẳng căn cứ nhỏ bé nằm lẻ loi trên ngọn đồi. Trong khi đó, một rừng
phòng không từ thượng liên đến cao xạ 37 ly, 57 ly và cả hỏa tiễn tầm nhiệt
thuộc sư đoàn Pháo Phòng Không tân lập 377 khoá kín không phận khiến các phi cơ
không thể nào tới gần để yểm trợ. Sau những đợt pháo kích dữ dội, Tiểu Ðoàn độc
lập 200 của Việt Cộng lãnh nhiệm vụ tấn công vào Tống Lê Chân với sự yểm trợc
của các đơn vị bộ binh thuộc hai Công Trường 7 và 9.
Tuy bị bao vây và cô lập, các chiến sĩ Mũ Nâu thiện
chiến của TÐ 92 BÐQ đã bình tĩnh bố trí trong các giao thông hào đào sâu trong
lòng đất chờ địch ngay khi các quả đạn pháo kích đầu tiên rơi vào căn cứ. Một
đơn vị đặc công địch theo sát những trái pháo mở đường đã xâm nhập được vòng
đai phòng thủ bên ngoài. Những chiến xa hạng nặng T-54 của Cộng quân yểm trợ
cũng nã đạn như mưa rất chính xác khiền tình hình có vẻ nguy kịch. Nhưng quân
trú phòngvẫn không nao núng vì rất tin tưởng vào hệ thống bố phòng vững chãi và
nhất là bãi mìn dầy đặc bao quanh căn cứ. Dưới sự chỉ huy đầy kinh nghiện của
Thiếu Tá TÐT Lê Văn Ngôn, các chiến sĩ BÐQ vẫn chưa khai hỏa. Họ chờ bộ binh
chủ lực địch xung phong mới bắt đầu nổ súng. Quả nhiên, khi thấy không bị bắn
trả, Cộng quân bắt đầu tràn vào căn cứ vì tưởng quân trú phòng đã bị chết hết
hay mất tinh thần vì các đợt pháo kích ác kiệt cũng như vì chiến xa với đại bác
100 ly trực xạ. Ðúng lúc đó, các chiến sĩ Mũ Nâu mới đồng loạt khai hỏa. Từng
đợt “biển người” của Cộng quân bị bất ngờ nhưng vì đã tiến tới quá gần không
kịp tìm nơi ẩn trú nên bị đốn ngã như rạ. Sau đợt tấn công đầu tiên bị thiệt
hại nặng, địch lui ra để pháo binh tiếp tục nã vào căn cứ, sau đó bộ binh lại
tấn công. Sau nhiều đợt xung phong vô hiệu quả, cuối cùng Cộng quân phải rút
lui, bỏ lại hàng trăm xác chết phơi thây trên hàng rào phòng thủ.
Cũng trong thời gian này, các mặt trận lớn khác tại
vùng Hỏa Tuyến, Tây Nguyên, An Lộc … bùng lên dữ dội với những cuộc đụng độ đẫm
máu của một Mùa Hè Ðỏ Lửa, trận đánh tại Tống Lê Chân tuy là một chiến thắng
lớn của các chiến sĩ BÐQ nhưng không được nhiều người biết tới. Nhưng từ khi
cuộc “thử lửa” ban đầu bị thất bại nặng nề, Cộng quân biết rằng không thể dễ
dàng nuốt chửng Tống Lê Chân nên chúng chủ trương dùng chiến thuật tiêu hao,
bao vây chặt chẽ và pháo kích thường xuyên với đặc công xâm nhập quấy phá.
Chúng tin rằng chiến trường An Lộc lân cận có tầm mức quan trọng hơn và nếu đạt
được chiến thắng, Tống Lê Chân không cần phải đánh cũng sẽ tự tan rã. Cuộc bao
vây dài nhất trong quân sử bắt đầu …
Cứ như vậy, tiền đồn Tống Lê Chân bị Cộng quân vây
chặt. Ðịch pháo kích thường xuyên vào căn cứ, trong khi màng lưới phòng không
dầy đặc cắt đứt nguồn tải thương và tiếp vận duy nhất bằng phi cơ. Thoạt tiên,
các phi cơ vận tải C-130 của Không Quân Việt Nam đã phải bay rất cao để thả dù
tiếp tế khiến nhiều kiện hàng bay lạc ra ngoài, rơi vào tay Cộng quân. Theo lời
kể lại của một hồi chánh viên, vào khoảng tháng 6-1973, Cộng quân đã tổ chức
một đại đội có nhiệm vụ chuyên đi “lượm dù” để lấy đồ tiếp tế. Vì vậy, đã có dư
luận từ các nguồi tin ngoại quốc cho rằng đôi bên đã ngầm thỏa thuận để các vận
tải cơ được tự do thả dù mà không bị phòng không bắn lên, miễn là quân trú
phòng không bắn vào toán Cộng quân lượm dù bên ngoài. Sau này, khi rút tỉa kinh
ngiệm, KQVN đã hoàn chỉnh được kỹ thuật thả dù tiếp tế nên số lượng đồ tiếp vận
thất thoát không còn dáng kể.
Riêng các phi cơ trực thăng, phương tiện duy nhất
để tản thương hay chở quân tăng viện không thể nào bay lọt lưới phòng không dầy
đặc của địch. Nhiều toán trực thăng đã liều lĩnh bay vào Tống Lê Chân chẳng
những không đạt được nhiều thành công, lại bị thiệt hại khá nặng. Trong khoảng
thời gian từ tháng 10-73 đến cuối tháng 1-74, có khoảng 20 phi vụ trực thăng
nhằm tản thương và tiếp tế cho Tống Lê Chân, nhưng chỉ có 6 trực thăng hạ cánh
được, trong số này có 3 chiếc bị bắn hư hại trên bãi đáp. Cuối tháng 12-73, một
trực thăng Chinook CH-47 cũng bị bắn rơi khi hạ cánh. Ðây là chiếc trực thăng
thứ 13 bị trúng đạn phòng không địch chỉ nội trong tháng 12/73. Thiệt hại về
phía KQVN gồm 9 chết, 36 bị thương. Tới tháng 1-1974 tức là một năm sau khi ký
kết hiệp định ngưng bắn, vẫn còn có 12 chiến sĩ BÐQ bị thương nặng vẫn chưa
được tản thương khỏi căn cứ.
Ngưng Chiến Kiểu
Việt Cộng
Tuy căn cứ Tống Lê Chân bị Cộng quân khởi sự tấn
công vào tháng 5 năm 1972, nhưng bị vây hãm và tấn công dữ dội nhất vào lúc
thỏa ước nhưng bắn được thi hành tại Việt Nam theo khuôn khổ hiệp định Paris.
Ðây cũng là một điểm đặc biệt có một không hai trong cuộc chiến tại Việt Nam
cũng như trong lịch sử chiến tranh thế giới: môt hiệp ước ngưng bắn bị vi phạm
ngay sau khi vừa ký kết! Cộng quân, có lẽ đang cay cú vì thất bại chua cay
không chiếm được An Lôc, nay cố chiếm một mảnh đất khỉ ho cò gáy gần biên giới
Việt – Miên để có một chỗ cho Cục R ra mắt. Trong lúc toàn thể thế giới thở
phài nhẹ nhỏm vì ngòi lửa chiến tranh tại Việt Nam có thể đưa đến hiểm họa
chiến tranh giữa hai khối Tư Bản và Cộng Sản không còn nữa, thì tại Tống Lê
Chân, TÐ 92 BÐQ vẫn đơn độc ngày ngày hứng pháo và dành dựt với Cộng Quân từng
thước đất để sống còn.
Tuy Cộng Quân trắng trợn và công khai vi phạm thỏa
ước ngưng bắn, nhưng ngưới bạn đồng minh Hoa Kỳ của VNCH vẫn dửng dưng không hề
có một lời phản đối dù lấy lệ, dường như còn say men rượu mừng vì đã tìm thấy
“ánh sáng ở cuối đường hầm”. Dĩ nhiên họ cũng chẳng có một phản ứng hay hành
động tích cực nào thuận lợi cho VNCH. Ngay cả Ủy Hội Quốc Tế Kiểm Soát Ðình
Chiến cũng không can thiệp. Vì vậy, trước những vi phạm trắng trợn và lộ liễu
của Cộng quân tại Tống Lê Chân, trong phiên họp ngày 17-3-73, trưởng phái đoàn
VNCH là tướng Dư Quốc Ðống đã phải đặt vấn đề Tống Lê Chân lên bàn hội nghị với
ba giải pháp như sau:
1. Cử một tổ Liên Hợp Quân Sự bốn bên đến Tống Lê
Chân để điều tra tại chỗ các sự vi phạm.
2. Nếu phe CS phản đối, sẽ yêu cầu UB Kiểm Soát Ðình Chiến can thiệp.
3. Yêu cầu các đơn vị Cộng quân quanh Tống Lê Chân không được bắn lên phi cơ của UBQT.
2. Nếu phe CS phản đối, sẽ yêu cầu UB Kiểm Soát Ðình Chiến can thiệp.
3. Yêu cầu các đơn vị Cộng quân quanh Tống Lê Chân không được bắn lên phi cơ của UBQT.
Dĩ nhiên đề nghị hợp lý của phái đoàn VNCH bị phe
Cộng Sản phản đối vì chính chúng là kẻ vi phạm. Trần Văn Trà, trung tướng
trưởng phái đoàn MTGPMN cố ý vắng mặt để tên đạt tá Ðặng Văn Thu thay thế. Tên
Thu một mặt vu khống chính VNCH mới là phe vi phạm ngưng bắn, một mặt tự coi là
không đủ thẩm quyền quyết định nên yêu cầu mở một cuộc họp khác để bàn về Tống
Lê Chân với sự hiện diện của Trần Văn Trà. Về các đề nghị thứ hai và thứ ba của
phái đoàn VNCH, phe Cộng sản cũng “nhất trí” phản đối, ngoài ra còn dọa dẫm các
thành viên trong UHQT rằng tình hình tại Tống Lê Chân “chưa rõ rệt” nên họ
không bảo đảm an ninh cho phái đaòn cũng như phi cơ của Ủy Hội.
Tóm lại, cả phe Cộng sản trong UBLH và UHQT đều
đồng thanh tránh né việc điều tra vi phạm ngưng bắn tại Tống Lê Chân, lúc thì
chờ chỉ thượng cấp quyết định, khi lại không bảo đảm an ninh.
Ðến ngày 23-3-73 tức là chỉ còn 4 hôm nữa là hết
hạn 60 ngày làm việc của UBLH bốn bên, phái đoàn Hoa Kỳ mới yêu cầu chiếu lệ
Gia Nã Ðại là chủ tịch UBQT điều tra về vụ Tống Lê Chân. Phía Việt Cộng đưa tên
đại tá một mắt Võ Ðông Giang ra thảo luận với đại tá Lomis của Gia Nã Ðại và
thỏa thuận cử sĩ quan liên lạc của MTGPMN theo UHQT tới Tống Lê Chân vào ngày
24-3-73. Nhưng đó cũng chỉ là mánh lới tiểu xảo cố hữu của Cộng Sản: tới ngày
hẹn, viên sĩ quan liên lạc này đã “trễ trực thăng” nên máy bay của UHQT không
đi Tống Lê Chân được!
Như vậy, với sự tráo trở và lọc lừa cố ý của Cộng
sản, việc điều tra tại Tống Lê Chân đã không bao giờ được thực hiện. Số phận
của Tống Lê Chân đành phó thác cho định mệnh và TÐ 92 BÐQ phải tự chiến đấu một
mình để sống còn.
Vòng Vây Xiết
Chặt
Suốt năm 1973 kể từ ngày ngưng bắn, trong lúc Việt
Cộng giở thủ đoạn hèn hạ tại bàn hội nghị, Tống Lê Chân bị bao vây chặt chẽ và
bị tấn công hàng chục lần nhưng vị trí vẫn đứng vững như một khúc xương khó nuốt.
Nhả ra không được vì bị Tống Lê Chân chận nghẹn ngay yết hầu, nuốt vào thì
không xong vì các chiến sĩ Mũ Nâu rất kiên cường không chịu nhượng bộ một tấc
đất, Cộng Quân chỉ còn cách bao vây “nội bất xuất, ngoại bất nhập”. Tuy phòng
không địch dầy đặc bao quanh căn cứ nhưng phi cơ VNCH đôi khi vẫn liều lĩnh bay
lọt qua màng lưới của tử thần để tản thương và tiếp tế. Việc tiếp tế cho Tống
Lê Chân bằng dù khá hiệu quả, nhưng vì chu vi phòng thủ quá hẹp nên có một số
đồ tiếp liệu bị lọt vào tay địch.
Qua năm 1974, trong khi các phái đoàn “Kiểm Soát”
tranh luận dằng co, tình hình tại Tống Lê Chân ngày càng nguy ngập sau cả năm
trời bị bao vây. Thời gian càng trôi qua, phần bất lợi càng nghiêng về phía
quân trú phòng. Bị cả sư doàn địch quân phong tỏa chặt chẽ và bị tấn công
thường xuyên, quân số BÐQ ngày càng hao hụt không được bổ xung. Lúc này, TÐ 92
BÐQ chỉ còn lại 255 người, trong số đó có nhiều thương binh. Việc tiếp tế lại
không được đầy đủ vì phi cơ thả dù bị phòng không chận bắn. Về mặt tinh thần
cũng sa sút phần nào vì bị vây hãm quá lâu ngày và áp lực liên miên . Tuy vậy,
Tống Lê Chân vẫn còn đứng vững như một biểu tượng hùng hồn cho lòng quả cảm và
sức chiến đấu kiên cường của các chiến sĩ BÐQ.
Nhưng để giữ vững Tống Lê Chân, QLVNCH tính ra đã
phải trả một giá quá đắt: sự thiệt hại về nhân mạng mỗi ngày một cao, việc dùng
phi cơ để yểm trợ và thả dù tiếp tế đã trở thành một gánh quá nặng cho KQVN lúc
đó phương tiện không còn được dồi dào như lúc Hoa Kỳ còn tham chiến. Hơn nữa,
tuy Tống Lê Chân chiếm giữ một vị trí khá qun trọng nhưng vẫn chỉ là một tiền
đồn nên giá trị quân sự không thể so sánh với các căn cứ chính cần phải bảo vệ
khác, do đó không nhất thiết phải giữ bằng mọi giá. Vì không thể chia bớt lực
lượng để yểm trợ Tống Lê Chân, đã đến lúc BTL/QÐ III phải có một quyết định dứt
khoát để giải quyết vấn đề Tống Lê Chân để chấm dứt tình trạng bất lợi.
Do đó, vào ngày 23-3-73, tướng Phạm Quốc Thuần, Tư
Lệnh QÐ III đề nghị với Bộ TTM/QLVNCH chọn một trongba giải pháp sau đây:
1. Mở một cuộc hành quân cấp sư đoàn từ An Lộc để
giải tỏa áp lực, tăng cường, thay thế hay di tản TÐ 92 BÐQ tại Tống Lê Chân.
2. Cho phép thương lượng với Cộng quân, giao Tống Lê Chân cho chúng để đổi lấy sự di tản an toàn của các chiến sĩ Mũ Nâu trú phòng.
3. Cho lệnh TÐ 92 BÐQ được di tản khỏi căn cứ bằng những toán nhỏ để tránh bị tiêu diệt hoàn toàn.
2. Cho phép thương lượng với Cộng quân, giao Tống Lê Chân cho chúng để đổi lấy sự di tản an toàn của các chiến sĩ Mũ Nâu trú phòng.
3. Cho lệnh TÐ 92 BÐQ được di tản khỏi căn cứ bằng những toán nhỏ để tránh bị tiêu diệt hoàn toàn.
Về giải pháp một, theo tình hình lúc đó, toàn bộ
vùng Lai Khê, An Lộc chỉ có đơn độc một sư đoàn 5 chống giữ, hiện đang phải
đương đầu với các Công Trường 5, 7 và 9 của Cộng quân. Vì vậy, ngay cả việc giữ
an ninh trục lộ huyết mạch 13 cũng còn khó khăn, chưa đủ quân số, nói chi đến
việc mở đường tới tận Tống Lê Chân để tăng viện? Hơn nữa, dù một sư đoàn có thể
đảm đương trọng trách tiếp viện, nhưng kiếm đâu ra sư đoàn này trong lúc các
đại đơn vị QLVNCH tuy đã phải phân tán rất mỏng nhưng cũng vẫn chưa đủ để trám
vào những vùng quan trọng Hoa Kỳ vừa rút quân để lại?
Như vậy, giải pháp 1 coi như không thể thực hiện
được. Nhưng nếu giải pháp 1 bất thành vì lý do quân sự thì giải pháp 2 cũng
thiếu thực tế vì lý do chính trị. Nếu “bàn giao” Tống Lê Chân cho Cộng quân,
hậu quả tai hại về chính trị sẽ không thể lường được. Quân và dân Miền Nam sẽ
vô cùng hoang mang. Tổng Thống Thiệu sẽ rất khó ăn khó nói vì mới hô hào “dành
dân chiếm đất” trước đây không lâu. Vả lại, nếu giao Tống Lê Chân cho Cộng
Quân, việc này có thể sẽ trở thành tiền lệ đưa tới nhiều cuộc bàn giao kiểu
Tống Lê Chân khác.
Do đó, tuy đề nghị ba giải pháp, nhưng tướng Thuần
biết rỏ chỉ còn một con đường khả trợ duy nhất: đó là cho phép TÐ 92 BÐQ rút
khỏi Tống Chân. Nhưng quyết định rút bỏ này không phải là không có hậu quả
nghiêm trọng về quân sự cũng như chính trị. Hơn nữa, việc rút quân qua vòng vây
trùng điệp của Cộng Quân cũng không phải là điều dễ dàng. Chính vì những lý do
này mà BTL/QÐ III phải hội ý trước với Bộ TTM. Rất có thể, ngay Bộ TTM cũng
không quyết định được, mà việc rút quân phải do chính Tổng Thống cho phép. T
rong khi chờ đợi quyết định dứt khoát từ trung
ương, tình hình tại Tống Lê Chân trở nên hết sức căng thẳng và sôi động từng
giờ, từ trầm trọng đến nguy kịch. Bị bao vây cả năm trời, thiếu lương thực,
thiếu đạn dược, quân số hao hụt, thương binh ngày càng nhiều không được di tản,
bị pháo liên miên, đặc công đánh phá ngày đêm … khiến TÐ 92 BÐQ ngày càng suy
yếu. Tuy nhiên, các chiến sĩ Mũ Nâu vẫn kiên cường giữ vững căn cứ bằng mọi
giá. Và cuộc bao vây dài nhất trong quân sử vẫn tiếp tục.
Tử Thủ Ðến Cùng
Ðể giảm bớt phần nào áp lực vô cùng nặng nề của
khoảng 3 Sư Ðoàn địch quanh Tống Lê Chân, vào ngày 23/7/74, phi cơ của Không
Quân VNCH bay trên 30 phi vụ dội bom vào các vị trí Cộng Quân trên trận địa.
Nhưng phòng không địch rất dầy đặc nên phi cơ qanh tạc không mấy hiệu quả.
Ngoài ra, lực lượng địch quá đông nên chúng vẫn không chịu rút lui để tránh thiệt
hại mà ngược lại còn gia tăng cường độ tấn công để sớm thanh toán mục tiêu.
Trong khoảng thời gian liên tiếp 3 ngày từ 22 đến
24/3/74, Cộng Quân dùng đủ loại đại pháo 130 ly, hỏa tiễn 122 ly, súng cối 82
ly v.v… nã hơn 1,000 quả đạn vào tiền đồn Tống Lê Chân nhỏ bé, nơi có khoảng
300 chiến sĩ TÐ 92 BÐQ đang bị vây hãm. Tuy phi cơ được gọi đến oanh kích và
thả trái sáng yểm trợ, nhưng hỏa lực phòng không vô cùng dữ dội của Sư Ðoàn
Phòng Không 377 địch với các loại hỏa tiễn tầm nhiệt SA-7, đại bác 57 ly, 37 ly
và thượng liên đã đan một màn lưới lửa đầy đặc quanh Tống Lê Chân khiến mọi
hoạt động của phi cơ đều vô hìệu. Bên trong trại, các chiến sĩ Mũ Nâu chỉ còn
cách co mình chịu pháo. Nhiều công sự phòng thủ cũng như vị trí chiến đấu bị hư
hại vì cơn mưa pháo. Tuy nhiên, Trung Tá Lê Văn Ngôn, vị Tiểu Ðoàn Trưỏng, tuy
mới có 25 tuổi nhưng dầy dạn kinh nhiệm chiến trường vẫn bình tĩnh đôn đốc và
ra lệnh cho binh sĩ trực thuộc chuẩn bị phản công sau mỗi đợt pháo kích. Quả
nhiên, liên tiếp trong 2 đêm 21 và 22/3/74, sau khi “tiền pháo”, khoảng một
trung đoàn bộ binh địch “hậu xung” dữ dội cả bốn phía định san bằng tiền đốn
nhỏ bé bị vây hãm đã lâu ngày. Nhưng TÐ 92 BÐQ bắn trả dữ dội, tuy đạn dược
khan hiếm nhưng họ tác xạ rất chính xác, đẩy lui nhiều đợt tấn công biển người.
Có lúc vì Cộng Quân quá đông, các chiến sĩ Mũ Nâu bắn không xuể nên một số đã
lọt vào lớp hàng rào phòng thủ. Nhiều trận cận chiến bằng lựu đạn diễn ra ác
liệt. Quân trú phòng được lợi thế vì trú ẩn trong các hầm hố kiên cố nên đã gây
thiệt hại nặng cho địch quân. Cuối cùng, trước tinh thần chiến đấu dũng mãnh và
can trường của TÐ 92 BÐQ, địch đành ôm hận rút rui để lại nhiều xác đồng bọn và
đủ loại vũ khí.
Tuy vẫn giữ vững được vị trí nhưng tình trạng bên
trong căn cứ vô cùng bi đát. Thương binh mỗi lúc một nhiều thêm vì không được
tản thương. Ðạn dược gần cạn vì các trận đánh liên tục, lương thực thiếu thốn
vì không được tiếp tế đã nhiều ngày, ngay cả đên nước uống cũng khan hiếm. Hơn
nữa, sau mỗi đợt tấn công bị thất bại, Cộng Quân lại điên cuồng pháo kích dữ
dội hơn.
Trước tình thế nguy ngập như chỉ mành treo chuông,
Trung Tá Ngôn biết rõ nếu không được tản thương, tăng viện, yểm trợ và tiếp tế
hữu hiệu ngay tức khắc, việc giữ Tống Lê Chân hầu như không thể làm nổi. Trong
lúc đó, biết được tình trạng cực kỳ bi đát của quân trú phòng, Cộng Quân chung
quanh đồn dùng loa phóng thanh uy hiếp tinh thần và kêu gọi TÐ 92 BÐQ đầu hàng.
Nhưng Trung Tá Ngôn vẫn không rối trí. Một mặt ông ra lệnh cho các binh sĩ bố
phòng chặt chẽ để nhất định đánh tới người cuối cùng. Mặt khác, ông gửi công
điện khẩn cấp cho Ðại Tá Nguyễn Thành Chuẩn, CHT Liên Ðoàn 3 BÐQ tại An Lộc yêu
cầu thả dù tiếp tế gấp khí giới, đạn dược và lương thực cho quân trú phòng.
Trung Tá Ngôn cũng yêu cầu gửi quân tiếp viện và gia tăng sự yểm trợ của phi
cơ. Nhưng các phi cơ dù liều lĩnh cũng không thể nào bay qua được hàng rào
phòng không và quân tiếp viện cũng chẳng bao giờ tới. Tuy nhiên, dù trong tình
trạng tuyệt vọng, các chiến sĩ anh dũng của TÐ 92 BÐQ vẫn nhất quyết không hàng
địch. Trung Tá Ngôn còn cho biết nếu bị địch tràn ngập, ông sẽ yêu cầu dội bom
phá hủy Tống Lê Chân để cùng chết với địch quân.
Nhận được công điện cầu cứu của TÐ 92 BÐQ, Ðại Tá
Chuẩn lập tức chuyển lời yêu cầu tiếp viện lên BTL/QÐ II. Nhưng Tướng Thuần cho
biết vẫn chưa nhận được chỉ thị nào của Bộ TTM về đề nghị tăng viện hay di tản
căn cứ! Trong lúc Tống Lê Chân như ngọn đèn leo lét trước trận cuồng phong, có
thể bị tràn ngập bất cứ lúc nào, nhưng lệnh trên vẫn là “chờ”!
Cho tới giờ phút này, quân số tại Tống Lê Chân gồm
có 254 BÐQ, 4 binh sĩ Pháo Binh, 12 lao công chiến trường và 7 nhân viên phi
hành đoàn trực thăng bị bắn rơi. Tuy tổng cộng gần 300 nhân mạng nhưng thật sự
hầu hết trong số này đã bị thương ít nhất một lần. Hơn nữa, bị vây hãm lâu ngày
trong tình trạng thiếu thốn nên khả năng chiến đấu đã bị yếu đi rất nhiều.
Về phía Cộng Quân, tuy đã bị thiệt hại rất nặng
nhưng lại được tăng viện và bổ xung nhanh chóng từ các an toàn khu bên Cam Bốt
nên sức mạnh coi như không suy giảm. Trong lúc chỉnh đốn hàng ngũ, địch ngơi
tấn công nhưng vẫn pháo kích dữ dội. Rút kinh nghiệm những trận tấn công trước
đã bị thất bại chua cay, Cộng quân biết tuy TÐ 92 BÐQ sẽ chiến đấu cho đến phút
chót nhưng như cá nằm trong rọ nên chúng thong thả nghỉ ngơi dưỡng quân, cố ý
để quân trú phòng kiệt quệ tới mức tối đa mới tấn công dứt điểm để đỡ bị thiệt
hại. Và chuyện phải đến đã đến!
Những Ðợt Cường
Tập Liên Tiếp
Ròng rã trong các đêm 24, 25 và 26/3/74, Cộng quân
sau khi bổ xung đầy đủ đã lìên tiếp mở những đợt xung phong biển người ồ ạt
quyết san bằng Tống Lê Chân. Tuy đã gần kiệt sức, các chiến sĩ Mũ Nâu vẫn cắn
răng chờ địch trong những giao thông hào đổ nát vì đạn pháo kích. Trung tá Ngôn
và các cấp chỉ huy cũng sát cánh trong các công sự phòng thủ với thuộc cấp, ra
lệnh phải tiết kiệm từng viên đạn, chỉ được bắn khi thật “chắc ăn”. Giá của mỗi
viên đạn phải là một quân thù. Rồi hàng hàng lớp lớp Cộng Quân tràn tới giữa
tiếng hò la man đại “hàng sống, chống chết”! Ðúng lúc này, các chiến sĩ BÐQ mới
cắn răng xiết chặt cò súng. Ðịch đã xâm nhập hàng rào kẽm gai phòng thủ ngoài
cùng, nhưng lập tức bị khựng lại vì gắp phải bức tường lửa từ trong bắn ra rất
chính xác. Xác địch chồng chất trên trận địa hay vất vưởng trên hàng rào kẽm
gai. Nhưng địch quá đông, nhất định “dứt điểm” nên chúng vẫn liều lĩnh xung
phong. Chẳng bao lâu, chúng tràn tới hàng rào thứ hai. Lúc này một loạt mìn
“Claymore” nổ tung khiến nhiều xác giặc tan thành mảnh vụn. Tiếng súng nổ,
tiếng la hét cùng với mùi thịt, mùi máu, mùi thuốc súng tạo nên một khung cảnh
khủng khiếp. Nhiều chiến sĩ BÐQ quá mệt mỏi và căng thẳng gần như ngất xỉu vì
những trận tấn công liên tiếp đêm này qua đêm khác nhưng vẫn không rời tay
súng.
Ðịch quân quá đông, lớp này chết, lớp khác đạp lên
xác đồng bạn tiến tới. Trong đêm tối, phi cơ không thể yểm trợ hỏa lực; dù có
ban ngày đi nữa cũng khó bay qua màng lưới phòng không. Trên bầu trời đen kịt,
chỉ có vài đóm hỏa châu do phi cơ bay thật cao thả xuống, không đủ soi sánh
trận địa, trông leo lét và mong manh như số phận của gần 300 chiến sĩ đang tử
chiến với quân thù. Ðịch đã tràn gần tới hàng rào phòng thủ sau cùng, đôi bên
giáp mặt. Các chiến sĩ Mũ Nâu buông những cây súng đỏ nòng, với tay tìm lựu
đạn. Nhiều tiếng nổ chát chúa giúp hàng loạt những con thiêu thân thực hiện lời
thề “sinh Bắc tử Nam”. Lại một loạt lựu đạn thứ hai tung ra giết hết những tên
địch còn sống sót trong đợt xung phong này. Bên ngoài hàng rào, không còn những
bóng người đầu đội nón cối, chân đi dép râu di động như trước. Sau đó, mặt trận
bỗng nhiên im bặt không còn những tiếng la hét hô xung phong man dại. Những tên
địch ngoài xa may mắn còn sống sót biết không thể xâm nhập căn cứ nên vội vã
lẩn vào bóng đêm. Ðợt xung phong cuối cùng của địch đã bị chận đứng tuy chúng
đã lọt được gần tới hàng rào phòng thủ sau cùng.
Một lần nữa, Cộng Quân tuy đông hơn nhưng lại bị
thất bại chua cay trước sự quả cảm và tinh thần chiến đấu gan dạ vô song của
các chiến sĩ TÐ 92 BÐQ. Cùng với lời nguyền “Thà chết không hàng giặc”, căn cứ
Tống Lê Chân tuy tan nát như TÐ 92 đang tan nát, nhưng vẫn đứng vững như một
phép lạ. Vỏn vẹn một Tiểu Ðoàn QLVNCH vẫn giữ vững được vị trí sau khi bị bao
vây hàng năm trời với nhiều đột tấn công của hàng Sư Ðoàn địch? Các “cố vấn”
Hoa Kỳ còn sót lại tại BTL/QÐ III đã vô cùng kinh ngạc. Trước đây họ đã cho rằng
số phận của Tống Lê Chân coi như đã “xong”, vì theo ước tính của những người
lạc quan nhất, ngay cả quân đội Hoa Kỳ với hỏa lực khủng khiếp của thảm bom
“Arc Light” B-52 và đại pháo 175 cũng khó lòng giữ nổi Tống Lê Chân trong vòng
vài ba tuần. Phía Công quân lại càng sững sờ vì chúng tưởng sẽ ăn tươi miếng
mồi béo bở nhưng lại gặp phải cục xương khó nuốt. Sau nhiều cuộc tấn công thất
bại và bị thiệt hại nặng nề, chúng đành ôm hận, lập lại sa bàn trận địa, bổ
sung quân số, rút ưu khuyết điểm chờ ngày rửa hận.
Trong những ngày kế tiếp và suốt tuần lễ đầu tiên
của tháng 4/74,Cộng Quân không giám tấn công mạnh vào Tống Lê Chân. Chúng chỉ
dùng đặc công quấy rối nhưng mức độ pháo kích vẫn không giảm. Nhưng “mãnh hổ
nan địch quần hồ”, các chiến sĩ Mũ Nâu đã không còn sức chiến đấu. Ðến lúc này,
thượng cấp vẫn chưa có quyết định dứt khoát về việc tăng viện hay rút bỏ Tống
Lê Chân. Cả Phủ Tổng Thống, Bộ TTM lẫn BTL/QÐ III đều lâm vào thế “tiến thối
lưỡng nan” không có cách nào giải quyết vấn đề. Sau 17 tháng trời ròng rã bị
vây hãm, pháo kích và tấn công liên miên TÐ 92 BÐQ hầu như không còn phương
cách nào để thoát khỏi viễn ảnh bị tiêu diệt.
Trận Ðánh Sau
Cùng Của TÐ 92 BÐQ
Nhưng tình trạng tạm thời sống lây lất không còn
kéo dài được bao lâu. Tống Lê Chân như một con cá phơi mình trên thớt không còn
phương cách tự vệ, nằm chờ lưỡi dao chém xuống. Và lưỡi dao đã rơi …
Ngày 11/4/74, sau khi tái điều nghiên, bổ xung lực
lượng, Cộng quân mở những cuộc tấn công ác liệt quyết đạt được chiến thắng bằng
mọi giá. Trong ngày chúng pháo kích mù mịt không dưới 1,000 quả đạn vào căn cứ
đã tan nát trong các cuộc tấn công trước. TÐ 92 BÐQ lúc này đã kiệt lực, hết
đạn, một số lớn binh sĩ lại bị thương nên không còn sức chống trả những đột tấn
công mãnh liệt của đối phương. Nhưng dù tình thế đã đến lúc tuyệt vọng nhưng
Trung Tá Ngôn vẫn không ra lệnh rời bỏ căn cứ khi chưa có lệnh của thượng cấp.
Trước những loạt đạn pháo kích chính xác và các đợt tấn công biển người, vị TÐT
anh hùng biết chắc không thể nào phòng thủ được nữa nên khẩn cấp yêu cầu thượng
cấp cho lệnh di tản trước khi căn cứ bị địch quân tràn ngập. Trung Tướng Thuần,
Tư Lệnh QD III – không rõ có tham khảo ý kiến của Bộ TTM hay Phủ Tổng Thống hay
không – ra lệnh cho Trung Tá Ngôn phải “tử thủ bằng mọi giá”!
Nhưng TÐ 92 BÐQ sau hơn một năm trời bị vây hãm, bị
pháo kích và tấn công liên miên bởi một lực lương địch quân đầy đủ vũ khí và
đông hơn nhiều lần, lại thiếu đạn dược, lương thực, quân số hao hụt không được
bổ xung nên đã chẳng còn giá nào để trả! Các chiến sĩ Mũ Nâu không còn nhiều
chọn lựa: ở lại căn cứ chắc chắn sẽ bị chết hay bị bắt hết vì không còn cách
nào ngăn chận địch quân hoặc đầu hàng để tìm con đường sống. Nhưng theo truyền
thống hào hùng của binh chủng Mũ Nâu, dù trong lúc thập tử nhất sinh cũng vẫn
không hàng địch. Trung Tá Ngôn đã đưa ra một quyết định vô cùng táo bạo: dùng
toàn lực phá vòng vây, rời bỏ căn cứ, tuy có thể bị chết hết nhưng may ra sẽ
đưa đơn vị tới một nơi an toàn.
Sau khi quyết định xong, vào khoảng nửa đêm 11/4,
căn cứ Tống Lê Chân báo cáo nguy cơ sắp bị địch quân tràn ngập. Sau đó, mọi
giấy tờ, tài liệu quan trọng đã được thiêu hủy đúng theo kế hoạch di tản để
không bị lọt vào tay địch. Lúc dó, chỉ có phi cơ bay thật cao thả hỏa châu yểm
trợ. TÐ 92 BÐQ yêu cầu phi cơ ngưng thả trái sáng để đơn vị nương theo bóng tối
rời bỏ căn cứ. Dưới sự chỉ huy gan dạ của vị TÐTtrẻ tuổi vả tinh thần kỷ luật
của toàn thể binh sĩ, TÐ 92 BÐQ đã di tản trong vòng trật tự, mang theo tất cả
những thương binh. Liên lạc vô tuyến với BTL/QÐ III bị gián đoạn ngay sau đó.
Mãi tới 9 giờ sáng ngày hôm sau 12/4, BTL/QÐ III
mới bắt được liên lạc với TÐ 92 BÐQ trên tần số hành quân lúc đó đã rời khỏi
Tống Lê Chân đang trên đường di chuyển về hướng An Lộc, khoảng trên 15 cây số
về hướng Ðông Bắc. Cuộc hành trình xuyên qua rừng rậm dưới sự rình rập của Cộng
Quân, lại phải mang theo nhiều thương binh nên vô cùng gian nan vất vả. Suốt
đêm, Tiểu Ðoàn 92 BÐQ phải kịch chiến với địch, vừa đánh vừa tìm đường rút lui
khiến thêm 14 binh sĩ tử thương, 34 người nữa bị thương. Cuối cùng, may mắn như
một phép lạ, TÐ 92 BÐQ tới được An Lộc tương đối an toàn, chỉ có thêm 4 chiến
sĩ can đảm ở lại chận đường truy kích của địch quân để thành phần chủ lực rút
lui anh dũng hy sinh. Tất cả các thương binh, kể cả xác chết của những người bị
thiệt mạng đề được mang về.
Biệt Ðộng Quân:
Sát!
Nhìn chung, Tống Lê Chân chỉ là một tiền đồn nơi
đèo heo hút gió gần biên giới Việt – Miên không được nhiều người biết đến. TÐ
92 BÐQ lại là một đơn vị tương đối trẻ trung mới được thành lập từ năm 1970. Vị
TÐT, Trung Tá Lê Văn Ngôn, con Cọp đầu đàn của TÐ 92 BÐQ cũng là một sĩ quan
rất trẻ mới 25 tuổi, xuất thân khóa 21 Võ Bị Ðà Lạt. Trận đánh tại Tống Lê Chân
cũng không phải là một cuộc đụng độ lớn. Cuối cùng, Tống Lê Chân lại rơi vào
tay địch.
Như vậy, về mặt quân sự, rõ ràng trận đánh tại Tống
Lê Chân cũng chỉ “tầm thường” như những trận đánh cùng tầm cỡ khác, kết thúc
bằng việc quân trú phòng phải di tản. Tuy nhiên, về phương diện tinh thần chiến
đấu và sức chịu đựng phi thường của các chiến sĩ Mũ Nâu, Tống Lê Chân đã vượt
xa những trận đánh lớn nhỏ khác trong quân sử với nhiều điểm rất đặc biệt. Ðây
là cuộc bao vây lâu dài nhất trong quân sử, một trận dánh trong chiến cuộc Việt
Nam mà lực lượng đôi bên chênh lệch nhất và sau cùng, một cuộc lui binh thần tình
nhất do một vị TÐT trẻ tuổi nhất, can trường nhất chỉ huy.
Cuộc Bao Vây Dài
Nhất Trong Quân Sử
Kể từ khi trại Tống Lê Chân bị Cộng Quân khởi sự uy
hiếp vào năm 1972 cho tới khi TÐ 92 BÐQ phải di tản vào tháng 4 năm 1974, căn
cứ đã bị bao vậy ròng rã 17 tháng trời! Vòng vây của địch vô cùng chặt chẽ
khiến “Nôi bất xuất, ngoại bất nhập”, kể cả đường hàng không. Chẳng những việc
gửi quân tăng viện, tản thương và tiếp đạn dược, lương thực v.v… đều bị giới
hạn nhỏ giọt mà ngay cả đến cặp lon Trung Tá thăng cấp đặc cách ngoài mặt trận
của TÐT Lê Văn Ngôn cũng phải thả dù vào trong trại, không có người gắn lon và
việc “rửa lon” truyền thống của nhà binh có lẽ đã được thực hiện bằng máu của
Cộng quân. Ðiều này làm chúng ta liên tưởng đến chiếc lon thăng cấp của Ðại Tá
De Castries, người hùng cùa đoàn quân viễn chinh Pháp tại Ðiện Biên Phủ vào năm
1954 cũng đã được thả dù vào khu lòng chảo. Nhưng De Castries trước kia đã
không quá cô đơn và bị bao vây ngột ngạt như Lê Văn Ngôn tại Tống Lê Chân vì ít
ra cũng có một số quân nhẩy dù tăng viện. Ngoài ra, De Castries cò có những
“nàng hầu” thân yêu như Béatrice, Éliane, Huguette, Dominique để … tâm sự. Còn
Lê Văn Ngôn và TÐ 92 BÐQ chỉ có độc nhất một quả đồi trơ trụi với vòng cao độ
không quá 50 thước trên bản đồ UTM, một vị trí vuông vức mỗi bề không quá 300
thước để sống chết ôm ấp ròng rã gần một năm rưỡi trời! Cuộc bao vây ngặt nghèo
tới nỗi vào những ngày tháng chót, cả đến việc thả dù tiếp tế cũng bị gián
đoạn, còn nói gì đến việc tản thương hay tiếp viện bằng trực thăng.
Về các cuộc bao vây nổi tiếng khác trong chiến sử,
Ðiện Biên trước kia cũng chỉ kéo dài 57 ngày. Ðịa ngục Khe Sanh, niềm tự hào
của Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ cũng chỉ bị bao vây dăm ba tháng, nhưng với thảm
bom dầy đặc đêm ngày của B-52, và lúc nào cũng có ba tầng phi cơ chiến thuật
chờ sẵn trên không để dội bom, binh sĩ trú phòng coi như được đi nghỉ mát dưỡng
quân theo tiêu chuẩn lính Việt Nam, vì họ không thiếu một thứ gì, kể cả nuớc đá
để uống giải khát! Trong kỳ đệ nhị thế chiến, Stalingrad lừng danh cũng chỉ bị
quân Ðức bao vây gần ba tháng. Tobruk của người Anh cũng chỉ cần tử thủ hơn 8
tháng. Còn Tống Lê Chân? Suốt 17 tháng truờng ròng rã trong những điều kiện
tăng viện và tiếp vận khó khăn nhất. Như vậy, sức chịu đựng của người lính VNCH
phải được coi là bền bỉ siêu đẳng vô địch.
Lực Lượng Chênh
Lệch Một Trời Một Vực
Về tương quan lực lượng đôi bên, khi xảy ra trận
đánh tại Tống Lê Chân, phía Cộng quân có các Sư Ðoàn 5, 7 và 9 cùng Sư Ðoàn
Pháo Phòng Không 377 tân lập, cộng thêm dăm ba Tiểu Ðoàn địa phương và đặc công
“lẻ tẻ”. Tuy Công Trường 5 đã bị thiệt hại khá nặng trong những cuộc hành quân
vượt biên đánh sang vùng Lưỡi câu – Mỏ Vẹt trước đây của QLVNCH, nhưng đã được
tăng viện nhanh chóng và thường lẩn quất tại vùng biên giới để uy hiếp các trại
BÐQ Biên Phòng. Ngoài ra, Công Trường 7 cùng với Tiểu Ðoàn Pháo 22 và Tiểu Ðoàn
Ðặc Công 28, sau khi tràn ngập các căn cứ Chí Linh nẳn trên Liên Tỉnh Lộ 13
giữa Chơn Thành và Ðôn Luân, cũng đè nặng áp lực trên quãng đường bộ từ Lai Khê
đến An Lộc Riêng Công Trường 9 của Cộng Quân với 3 Trung Ðoàn còn đầy đủ quân
số vừa từ Cam Bốt xâm nhập được dùng làm mũi dùi tiến công chính đánh Tống Lê
Chân, sau khi đã buộc các trại BÐQ Biên Phòng khác như Thiện Ngôn, Katum, Bù
Gia Mập phải di tản.
Tống Lê Chân là căn cứ biên phòng duy nhất còn lại
trong vùng vì tất cả binh sĩ đều tình nguyện ở lại giữ trại. TÐ 92 BÐQ với quân
số vỏn vẹn khoảng 300 người, đã bị hàng sư đoàn địch quân thay nhau tấn công và
vây hãm hàng năm trời không được tăng viện. Thế mà các chiến sĩ Mũ Nâu vẫn anh
dũng bền gan chiến đấu, nhất định không hàng địch! Ðây quả là một thành tích
phi thường ngoài sức tưởng tượng!
Cuộc Lui Binh
Thần Tình
Sau gần một năn rưỡi trời giữa vòng vây trùng điệp,
lại bị tấn công liên miên, đương nhiên TÐ 92 BÐQ phải kiệt sức. Cho tới khi
tình trạng tuyệt vọng, đơn vị chỉ còn đường rút lui để bảo toàn lực lượng nhưng
cũng không quên dùng chất nổ phá hủy doanh trại, không để lọt vào tay Công
Quân. Sau đó, tuy bị truy kích, nhưng các con Cọp Rừng Mũ Nâu đã về được tới An
Lộc với tổn thất nhẹ không ngờ: trong số 277 binh sĩ gồm nhiều thương binh, một
số lớn đã về được An Lộc. Ðây là một thành quả quá sức mong đợi cho một cuộc
hành quân lui binh sâu trong lòng địch. Với tài chỉ huy khôn khéo, tinh thần kỷ
luật và sức chiến đấu bền bỉ gan dạ, các chiến TÐ 92 BÐQ đã làm nhiều người
ngạc nhiên và thán phục khi rút quân thành công trong một hoàn cảnh vô cùng khó
khăn, bi đát,
cuộc lui quân thành công ngoài sức tưởng tượng này
đã khiến dư luận phía Hoa Kỳ nghi ngờ rằng TÐ 92 BÐQ đã “thương lượng” với Cộng
Quân, bằng lòng bàn giao căn cứ Tống Lê Chân để đổi lấy việc rút lui an toàn.
Quả thật, việc TÐ 92 BÐQ phá được vòng vây về được đến An Lộc phải coi như một
phép lạ nên “dư luận” thương thuyết không phải là không có lý. Vả lại, đây cũng
là một trong ba giải pháp mà BTL/QÐ III đã đề nghị lên thượng cấp cách đó không
lâu. Ngoài ra, rất có thể những lời đồn đại nói trên là do Cộng Quân tung ra để
đỡ bị mất mặt vì TÐ 92 BÐQ đã vượt khỏi vòng vây như chỗ không người. thật sự, TÐ 92 BÐQ đã chỉ giết giặc chứ không bao
giờ thương lượng với chúng và cuộc rút lui thành công vì tinh thần kỷ luật cũng
như khả năng chiến đấu tuyệt vời của các chiến sĩ Mũ Nâu. Bằng cớ xác thực nhất
là chính những tài liệu bắt được sau đó tại mặt trận cùng những lời khai của tù
hàng binh Cộng Quân đã cho thấy không hề có chuyện “thương lượng”. Một hồi
chánh viên tham dự trận đánh sau cùng vào đêm 12/4 tại Tống Lê Chân đã thuật
lại khá chi tiết về biến cố này. Sau trận pháo kích dữ dội, bộ binh địch có
chiến xa yểm trợ đã mở các cuộc tấn công mạnh. TÐ 92 BÐQ không còn đạn dược và
nhất là không có vũ khí chống chiến xa nên bắt buộc phải rời bỏ vị trí. Tống Lê
Chân bị bỏ ngỏ từ đêm 12/4 nhưng vì hàng rào phòng thủ quá kiên cố, lại có
nhiều bãi mìn, hơn nữa Cộng quân sợ TÐ 92 BÐQ còn tử thủ sẽ gây cho chúng nhiều
thiệt hại như những lần trước nên mãi tới ngày 13/4 chúng mới vào được trại.
Lúc đó, các chiến sĩ Mũ Nâu đã rời xa căn cứ trên đường về An Lộc. Tống Lê Chân
đã bị đặt chất nổ phá hủy. Ðịch chỉ tìm thấy xác của 2 BÐQ và bắt sống một
người khác.
Một bằng chứng rõ ràng khác là bản báo cáo của Cộng
quân bị QLVNCVH tịch thu. Tài liệu này tiết lộ một đơn vị Cộng Quân có nhiệm vụ
chặn đường rút lui của TÐ 92 BÐQ đã bất tuân thượng lệnh, không bố trí quân tại
những vị trí đã ấn định vì sợ bị phi pháo VNCH tiêu diệt. Cuối cùng, bản báo
cáo còn đưa ra nhận xét rằng trong trận đánh tại Tống Lê Chân, tinh thần binh
sĩ TÐ 92 BÐQ rất cao, còn cao hơn cả nhiều đơn vị chính qui của Cộng Quân có
nhiệm vụ tấn công.
Ðường Vào Lịch
Sử
Trận đánh tại Tống Lê Chân chính thức chấm dứt vào
ngày 15 tháng 4 năm 1974 khi binh sĩ cuối cùng của TÐ 92 BÐQ về tới An Lộc.
Trước đó, vào ngày 13/4, phi cơ của Không Quân VNCH đã bay 19 phi vụ thả bom
đánh vào lực lượng Cộng Quân tại Tống Lê Chân. Tuy trận đánh đã chấm dứt từ
lâu, nhưng qua cuộc bao vây dài nhất trong quân sử và cuộc lui binh thành công
mỹ mãn, huyền thoại của TÐ 92 BÐQ tại Tống Lê Chân vẫn sống mãi. Các chiến sĩ
Mũ Nâu dưới quyền chỉ huy của Trung Tá Lê Văn Ngôn đã tô đậm một nét son cho
truyền thống hào hùng của binh chủng Biệt Ðộng Quân và viết một trang sử huy
hoàng trong pho quân sử QLVNCH.
Trần Ðỗ Cẩm
304Đen - Llttm
No comments:
Post a Comment