Giã
Từ Việt Nam – Good Bye Vietnam!
Ba mươi phút sau khi
chuyến bay của hãng Hàng Không Việt Nam chở chúng tôi rời khỏi phi trường Tân
Sơn Nhất thuộc thành phố Hồ CHí Minh, chúng tôi nhìn xuống những đồng bằng màu
đỏ trơ trụi của xứ Cambodia, tôi và vợ tôi bỗng dưng có một cảm giác kỳ lạ của
sự thoải mái và tự do. Hú vía, chúng tôi thực sự đã thoát khỏi những sự cách
nhiễu, hăm dọa và tham nhũng thường nhật của các giới chức Việt Nam, và cái
gánh nặng đè trên vai trong ba tháng qua chợt trút mất.
Mọi
chuyện như bắt đầu từ mùa thu năm ngoái, khi tôi nhận làm quản lý hải ngoại vụ
cho Cơ Sở Đông Gặp Tây (East Meets West Foundation) hiện đang trông coi một
bệnh xá toàn khoa cho “kẻ nghèo nhất trong đám nghèo” và một cô nhi viện với
125 trẻ em ở ngoại ô thành phố Đà Nẳng, Việt Nam. Tôi đã quyết định chụp lấy cơ
hội hưu trí sớm với đầy đủ cấp dưỡng do Group Health đề nghị và về hưu vào đầu
tháng Giêng với ý định đi phục vụ tình nguyện khoảng một đến hai năm tại Việt
Nam, bắt đầu vào giữa tháng Giêng. Công tác của tôi là giúp bệnh xá hoạt động
được hữu hiệu hơn và hướng dẫn những chương trình về giáo dục y tế công cộng
cho bốn làng hẻo lánh. Vợ tôi thì được giao việc ở cô nhi viện như là giáo viên
mỹ thuật và dạy Anh ngữ cho các nhân viên.
Một điều
báo trước cho những việc sẽ gặp ở trong nước Việt Nam thực ra đã bắt đầu khi
chúng tôi bay xuống San Francisco để nhận giấy hộ chiếu trên đường đi Việt Nam.
Khi đến San Francisco thì chúng tôi được báo rằng viên Bộ Trưởng Ngoại Giao
(Việt Nam) muốn chúng tôi phải thuê căn phòng của y ở Đà Nẳng với giá 700 đô la
mỗi tháng , với sáu tháng tiền nhà đưa trước. Chúng tôi phản đối và y không
chịu cấp giấy nhập cảnh nữa, chúng tôi đành phải quay về lại Seattle để chờ Cơ
sở tiếp tục thương lượng. Cuối cùng đến tháng Hai, sau khi đồng ý với vụ sắp
xếp, trả cho y 4200 đô la, và dấu hộ chiếu cho ba tháng thay vì một năm, chúng
tôi bay đi Việt Nam. Khi đến nơi thì căn phòng, hỡi ôi! còn đang sửa chữa và
chúng tôi đành ở khách sạn với giá 15 đô la một ngày. Vừa vào đến Việt Nam thì tất
cả đĩa điện toán của chúng tôi đều bị tịch thâu ngay, và mãi đến ba tuần mới
được trả sau khi đóng 40 đô la gọi là “lệ phí bảo quản” và có cả khối bản phụ
được sao chép (để bán về sau).
Ngày
đầu làm việc trong văn phòng, tôi nhắc máy điện thoại để gọi con gái tôi ở
Seattle và đã có thể nghe rõ tiếng nhạc quân hành văng vẳng trong máy suốt cuộc
điện đàm. Tôi nhắc lại chuyện đó với nhân viên người Việt thì được họ cho biết
là công an và quân đội luôn theo dõi nghe trộm mọi cuộc điện đàm. Chúng tôi
được khuyến cáo là ngay cả thư từ cũng được mở ra đọc ngang xương, cho nên phải
cẩn thận khi viết. Có một lần công an gọi tôi phải đem tờ báo cáo tài chính cuối
tháng cho họ xem để họ quyết định cho gởi hay không.
Vài
ngày sa khi tôi bắt đầu làm việc, thì cô kế toán viên bay đi Florida để làm đám
cưới với anh bác sĩ Mỹ mà cô đã quen trong thời gian anh ta phục vụ tình nguyện
cho bệnh xá. Khi chúng tôi rao tuyển người thay thế thì viên Bộ Trưởng chuyển
đến một danh sách ứng viên mà y muốn chúng tôi thâu dụng. Chúng tôi bác ngay vì
họ không biết tí gì vế kế toán và chẳng có chút khiếu năng gì về Anh ngữ. Chúng
tôi tuyển được một cô có bằng kế toán và nói giỏi tiếng Anh, nhưng viên Bộ
trưởng và Sở Công An lại trì hoản việc chuẩn y thâu dụng, cho mãi đến khi tôi
nghĩ rằng, có chút tiền đút lót hoặc cô ta chịu chia một phần lương của cô.
Chúng tôi được biết rằng tất cả nhân viên người Việt đều buộc phải đóng một phần
tiền lương cho cho công an, các viên chức nhà nước, đảng viên, v.v… Đã mấy lần
công an đến văn phòng chúng tôi hạch hỏi vì sao chúng tôi không dùng người của
họ. Bất ngời có một bác sĩ người Việt lại nộp đơn xin làm kế toán bởi vì anh đã
thất nghiệp đến hơn 5 năm nay. Quả có hàng trăm bác sĩ thất nghiệp mặc dù họ
thuộc hạng lao động có lương thấp nhất ở Việ Nam… 30 đô la một tháng. Tôi chẳng
thể nào hiểu được vì sao lại có quá nhiều bác sĩ thất nghiệp tại Việt Nam. Tôi
được nghe kể rằng họ buộc phải đăng ký quỹ 1,500 đô la để được thực tập và lấy
kinh nghiệm ở bệnh viện sau khi học xong. Không có kinh nghiệm ở bệnh viện là
thất nghiệp. Tôi lại được biết có một sự kỳ thị nặng nề đối với dân trong Nam,
đặc biệt là những người đã từng phục vụ cho chế độ cũ. Hầu hết những bác sĩ
thất nghiệp mà chúng tôi đã gặp là dân miền Nam.
Trong phần họp định hướng
tại Hoa Kỳ, chúng tôi được báo cho biết rằng các bác sĩ tại bệnh xá làng Hòa
Bình rất lười và ù lì, vì họ chỉ biết có một điều là viết toa cho thuốc bổ sinh
tố. Sau khi làm việc với họ vài ngày, tôi nhận thấy họ rất thông minh rất ham
học để hành nghề tốt và sẵn sàng đón nhận những sự giúp đỡ để trở thành thầy
thuốc giỏi. Điều đáng tiếc là sự đào tạo của họ tệ quá, cho nên họ độc chỉ giỏi
viết toa sinh tố cho mọi bệnh trạng. Mỗi ngày trong một tuần, các bác sĩ đi
khám bệnh ở một trong những làng lân cận. Tôi đi theo họ vài lần và nhận thấy
rằng sinh tố được cấp cho mọi chứng: sốt rét, mù lòa, sốt nóng, bệnh ký sinh
trùng, đái ra máu, ỉa chảy v.v… Họ đâu có thể làm gì khác hơn được? Họ chẳng có
món thuốc nào ngoài vài lọ Ampicilin. Mấy bác sĩ bảo rằng ít ra cũng nên cho
bệnh nhân món gì để đem về nhà, và họ cấp sinh tố. À ra thế! Trụ sinh thì ai
cũng có thể mua được chẳng cần toa cho nên nhà nào cũng có vài lọ trữ sẵn. Ngay
cả thông dịch viên của tôi cũng dùng trụ sinh cho nhức đầu, cảm, tiêu chảy, đau
lưng, hoặc khi cô ta cảm không thấy được khỏe.
Một bác
sĩ Sản Phụ Khoa từ San Diego đã làm việc vài ngày tại bệnh xá và bà cho các bác
sĩ cách sử dụng mỏ vịt đế khám âm đạo. Năm sau, ông ta quay lại và bất bình vì
các bác sĩ không dùng mỏ vịt. Ông ta báo cáo với Ban Quan Trị Cơ Sở Đông Gặp
Tây ở San Francisco rằng các bác sĩ ở bệnh xá ù lì và lười biếng. Tôi báo cáo
về Ban Quản Trị chất vấn sự giám định của ông ta. Các bác sĩ tại bệnh xá không
thể nào học khám và chữa bệnh phụ khoa trong vài ngày được, và kỹ thuật viên
phòng thí nghiệm chỉ làm được dăm ba xét nghiệm đơn giản mà thôi. Cho dù họ có
chuẩn được điều gì đi nữa thì cũng chẳng có thuốc men và dụng cụ để điều trị.
Tại sao phải đi học những chuyện mà dù có biết mình cũng đành bó tay?. Tôi cảm
thấy rằng bác sĩ Mỹ tình nguyện làm việc tại bệnh xá làng Hòa Bình thiếu nhạy
bén và làm hại nhiều hơn là giúp đỡ.
Sau
khi ổn định công việc, tôi liền gặp viên Bộ trưởng Y Tế (Việt Cộng) để đề nghị
xúc tiến dự án hướng dẫn y tế công cộng cho bốn làng, và ông ta cũng phấn khởi
về ý kiến đó. Ông ta nhận bản dự án đó và bảo rằng ông ta sẽ thảo luận với Ủy
Ban Nhân Dân rồi cho tôi biết sau, hai tuần sau, ông ta gửi cho chúng tôi một
lá thư nói rằng bản dự án đó đã được chấp thuận và Bộ sẽ thi hành , nhưng họ
lại muốn tôi tài trợ 25 ngàn đô la. Tôi trả lời rằng tôi không có tiền mà chỉ
có sự hiểu biết, thời giờ và lòng nhiệt thành muốn huấn luyện và làm việc với
các nhân viên y tế mà thôi, nhưng họ chẳng tha thiết mấy đến sự tham gia của
tôi – mà chỉ nghĩa đến tiền của tôi thôi. Tôi không được mời trở lại Bộ Y Tế
nữa.
Khi tôi
đi thăm ngôi làng đầu tiên để lượng định về y tế thì tôi được gặp Chủ Tịch Nhân
Dận xã và y dẫn tôi đi thăm những gia đình nghèo nhất. Tại mỗi nhà y đòi tôi
giúp cho những món mà gia đình đó cần như một mái nhà nới, tiền mua gạo, áo
quần, xe lăn v.v… Đến khi tôi nhắc đi nhắc lại rằng tôi đến đây không phải để
cho tiền, y lền bảo thông dịch viên dẫn tôi ra khỏi làng ngay.
Ở một
làng khác, các viên chức đòi tôi phải cấp một ngân khoản để xây một ngôi chợ
mới, và khi họ biết tôi không thể làm được, họ bắt giữ tôi lại tại chỗ rồi ra
lệnh cấm tôi rời khỏi trụ sở ủy ban. Đêm đó tôi bị buộc phải ngủ trên sàn gỗ
bẩn thỉu với một mảnh mền rách, và một tên an ninh nằm ngủ bên cạnh canh phòng
tôi trốn. Cho thêm phần khốn khỗ, tên an ninh này lại bị cụt tay vì mìn, y đặt
cánh tay cụt lên bụng tôi suốt đêm mà ngủ. Còn tôi thì làm sao mà ngủ được, nằm
nghĩ ngợi lung tung, mấy ai tin được rằng tôi lại ngủ trên sàn nhà một văn
phòng đảng Cộng Sản, cạnh một tên công can Cộng Sản, mà cánh tay cụt của hằn
lại đặt trên bụng tôi! Đó là một trong những đêm kinh dị và hãi hùng nhất trong
đời. Tôi cứ ngỡ mình bị ác mộng.
Vì tôi
trú trong khách sạn nên phải đi ăn hiệu. Chỉ có một nơi mà chúng tôi và hầu hết
các du khách đến ăn mà không sợ bệnh là nhà hàng mang tên Christies. Mỗ đêm
chúng tôi gặp nhóm Thủy Quân Lục Chiến và quân nhân Mỹ đến Việt Nam tìm kiếm
lính mất tích trong cuộc chiến (MIA’s) . Họ bảo ràng mỗi làng đều có mánh khóe
làm ăn trong vụ này. Chức sắc ở làng có thể báo cáo là đã chôn hai hay ba xác
lính Mỹ ngoài ruộng. Thế là Hoa Kỳ phải mất khoảng 10 ngàn đô la cho việc đào
xới và mướn phu phen địa phương.
Các
giới chức Mỹ mà tôi chuyện trò bảo rằng từ năm 1991, họ chẳng tìm ra cái gì ráo
và cũng chẳng mong mỏi tìm thêm cái gì khác. Họ được yêu cầu trú tại khách sạn
của Quân Đội Nhân Dân Việt Nam với giá 75 đô la một đêm và phải thuê phi cơ
trực thăng chở họ đến các làng, mà giá của một giờ bay trực thăng là 750 đô la.
Có khoảng 30 quân nhân Hoa Kỳ tìm kiếm MIAs tại Đà Nẳng và ở mỗi thành phố lớn
đều có một nhóm như vây. Dĩ nhiên là Hoa Kỳ tốn hàng triệu đô la vào túi các
viên chức người Việt!
Sau hai tháng rõ ràng là
chẳng ai cần đến chúng tôi tại Việt Nam. Cô nhi viện thì đã được Chính Phủ Hoa
Kỳ tài trợ dồi dào và nhân viên Việt Nam thì làm việc xuất sắc. Trẻ em học ở
trường nhà nước, được dạy nghề mộc, may vá, điện toán, v.v… và một bác sĩ toàn
thời gian chăm sóc sức khỏe cho chúng. Chúng có cả sân bóng rổ, bóng bàn, máy
truyền hình, mày chiếu hình, xe đạp, máy điện toán, một nông trại trồng rau, và
chúng nuôi gà và lợn để sinh lợi. Ai cũng biết rằng chúng sống khá hơn đại đa
số trẻ con khác ở Việt Nam! Tôi đã tìm cách tăng lương cho tất cả các bác sĩ và
nhân viên (Việt Nam) tại bệnh xá từ 30 đô la đến 50 đô la mỗi tháng. Nhà cầm
quyền lại đòi rằng ai cũng được trả đồng hạng dù là bác sĩ hay y công. Tôi cũng
đã giúp vào một chương trình phát triển dài hạn giáo dục liên tục cho các bác
sĩ. Một bác sĩ tim mạch ở Nhật chịu đỡ đầu hàng năm, trong nhiều năm về sau,
cho một bác sĩ của bệnh xá luân phiên qua tu học tại bệnh viện Okasa khoảng sáu
tháng. Người đầu tiên đi Osaka đã rời hồi tháng Sáu. Tôi cũng đã bắt liên lạc
với bệnh viện Huế xin các bác sĩ của bệnh viện thực tập và chúng tôi chịu trả
tiền phí tổn huấn luyện. Tôi đã đệ trình dự án này với Ban Quản Trị Cơ Sở Đông
Gặp Tây vào ngày công tác cuối cùng của tôi ở Việt Nam. Hi vọng rằng Ban Quản
Trị sẽ biểu quyết tán đồng chương trình này. Tôi cảm thấy quá rẻ để huấn luyện
một bác sĩ với giá 1500 đô la.
Vài
tuần sau khi đến Đà Nẳng, viên Bộ trưởng Ngoại Giao đòi thêm tiền để dứt điểm
việc tu bổ căn phòng và mua đồ bày biện. Nhưng chúng tôi được biết rằng một bác
sĩ Việt Nam kiếm được 30 đô la một tháng và đã trả , có lẽ từ 10 đến 15 đô la
tiền thuê căn phòng như thế nên chúng tôi đã lịch sự phất lờ đòi hỏi thêm tiền
của y. Y bèn trở mặt chèn ép, đòi chúng tôi phải báo cáo trước chi tiết lộ
trình mỗi hai tuần, không cứu xét yêu cầu gia hạn hộ chiếu và làm khó dễ các
nhân viên người Việt của bệnh xá.
Ba
tháng sau khi đến Việt Nam viên Bộ trưởng Ngoại Giao bảo rằng chúng tôi có thể
vào ở được rồi, và chúng tôi chỉ trú – có mỗi một đêm. Căn phòng chỉ được tu
sửa nửa chừng với dây điện còn lòng thòng từ trần nhà, tường được sơn một phần,
ống nước chưa được nối vào, không có bàn ghế và gián thì ôi thôi! bò lổ ngổn
khắp nơi. Chỉ trong ấy phút mà tôi xài hết một lọ xịt côn trùng và sàn nhà đầy
la liệt cả dán dài khoảng 2 đốt tay đang nằm ngửa ngo ngoe. Chúng tôi dọn trở
lại khách sạn sau đúng một đêm. Viên Bộ trưởng Ngoại Giao rất bực dọc và gay
gắt bảo chúng tôi nên rời khỏi nước nếu không hài lòng. Lần đầu tiên chúng tôi
cảm thấy sợ hãi, chúng tôi biết rằng y có thể bỏ tù chúng tôi hoặc dàn cảnh một
tai nạn mà chẳng ai có thể làm gì được.
Biết rõ
rằng chẳng ai muốn và cần đến chúng tôi tại Việt Nam, sự đóng góp của chúng tôi
cũng nhỏ nhoi, và có một sự đe dọa đến an ninh của chúng tôi, chúng tôi quyết
định rời khỏi Việt Nam. Chúng tôi cũng bị dằn vặt bời quyết định này bởi vì
chúng tôi đã đến và mến yêu trẻ mồ côi, những người làm việc chung và cái bệnh
xá làng Hòa Bình. Chúng tôi mang theo một tình cảm rất nồng nàn đối với dân
Việt, đối với đất nước tuyệt đẹp này, và mong một ngày nào đó sẽ trở lại để
hoàn tất những công tác đã phát khởi.
Một ngày kia, cái thế hệ lãnh đạo hiện nay sẽ trao quyền lại và Việt Nam
sẽ vươn mình như con bướm sặc sỡ của vùng Đông Nam Á.
Ed Oshiro
hiện về hưu và ngụ tại Mereer Island (thành phố Seattle, tiểu bang Washington)
nguyên là Phụ Tá Giám Đốc Chương Trình Giáo Dục Y Tế của Group Health
Cooperatives
No comments:
Post a Comment