Phân tích bài
thơ "Tiên Tử Động Trung Hữu Hoài Lưu Nguyễn" của Đào Tiềm.
Nguyễn Cang
Trong trang thơ tuyển chọn những bài hay, kỳ nầy tôi xin giớí thiệu cùng bạn đọc bài thơ "Tiên Tử Động Trung Hữu Hoài Lưu Nguyễn" của Đào Tiềm
Trong trang thơ tuyển chọn những bài hay, kỳ nầy tôi xin giớí thiệu cùng bạn đọc bài thơ "Tiên Tử Động Trung Hữu Hoài Lưu Nguyễn" của Đào Tiềm
Giới thiệu tác giả: Đào Tiềm 陶潛 (365-427) người đất Tầm Dương, đời Tấn, tự là Uyên Minh
淵明. Có sách nói ông vào đời Tấn tên
là Uyên Minh 淵明, tự là Nguyên Lượng 元亮, đến đời Tống (Nam Bắc triều) đổi tên thành Tiềm 潛. Đời sau, do phạm huý với vua Cao Tổ đời Đường là Lý
Uyên 李淵 nên người ta còn gọi ông là Đào
Thâm Minh 陶深明 hay Đào Tuyền Minh 陶泉明. Có tác giả bảoTào Đường tự là Nguyên Tân, người Quế
Châu tỉnh Quảng Tây , Trung Quốc. Ồng vốn là một đạo sĩ nên thơ văn của ông ẩn
chứa một triết lý nhân sinh nhàn dật thoát tục lồng trong khung cảnh mộng ảo
huyền bí hư thực lẫn lộn trong cảnh thần tiên thơ mộng nhưng lại êm đềm nhàn hạ
của những người thích tu tiên. Nhưng lời thơ thì trong sáng , diễn tả cuộc đời như giấc chiêm bao được/ mất:
sinh trụ hoại diệt,Cuộc sống là hữu hạn , mong manh đừng lầy đó mà bận tâm lo
lắng.Ông có tư tưởng "lạc thiên tri mệnh" đầy phong cách thanh
tao.Ông chịu ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng Lão Trang. Ông để lại nhiều bài
thơ,văn nổi tiếng được truyền tụng cho tới bây giờ, chứa trong hai tập Đại Du
Tiên Thi và Tiểu Du Tiên Thi. Tập hợp những bài thơ Thiên Thai của Tào Đường
gồm 5 bài thơ thuộc loại du tiên, mô tả cuộc gặp gỡ kỳ diệu giữa hai thanh niên
trần thế với hai tiên nữ tuyệt đẹp tại động Hoa Đào.Ngoài ra ông còn để lại bài
văn nổi tiếng là Qui Khứ Lai Từ ( hãy về đi thôi).
Xuất xứ câu chuyện: Sau
khi Lưu Thần- Nguyễn Triệu lạc vào động Thiên Thai thì hai chàng trai được hai
cô gái thật xinh đẹp là Ngọc Kiều và Giáng Tiên tiếp đãi nồng hậu. Sau đó hai
chàng kết hôn vời hai nàng sống đời hạnh phúc.Được hơn nửa năm ( có sách nói 2
năm) thì hai chàng vì nhớ nhà quá nên xin vợ cho trở lại trần gian thăm quê.
Hai nàng đành chìu lòng để người yêu ra đi. Từ đó hai nàng tiên buồn vời vợi,
biếng ăn bỏ ngủ, ngày ngày ra cửa ngóng trông chồng về..
Phân tích nội dung:
Đây là bài thơ thất ngôn bát cú
Đường luật, luật bằng vần
bằng, tác giả ở thời Vãn Đường,.
Tiên tử động trung hữu hoài Lưu
Nguyễn 仙子洞中有懷劉阮 • Tiên nữ trong động nhớ Lưu
Nguyễn
Nguyên tác chữ Hán:
( 陶潛)
Bất tương thanh sắt lý "Nghê thường
",
Trần mộng na tri hạc mộng trường.
Động lý hữu thiên xuân tịch tịch,
Nhân gian vô lộ nguyệt mang mang.
Ngọc sa dao thảo liên khê bích,
Lưu thủy đào hoa mãn giản hương.
Hiểu lộ phong đăng linh lạc tận,
Thử sinh vô xứ vấn Lưu lang!
Trần mộng na tri hạc mộng trường.
Động lý hữu thiên xuân tịch tịch,
Nhân gian vô lộ nguyệt mang mang.
Ngọc sa dao thảo liên khê bích,
Lưu thủy đào hoa mãn giản hương.
Hiểu lộ phong đăng linh lạc tận,
Thử sinh vô xứ vấn Lưu lang!
(Đào Tiềm)
Dịch xuôi:
Tiên trong động nhớ Lưu Nguyễn
Không ai đem đàn sắt nhẹ ra gảy
khúc Nghê Thường.
Người trong mộng trần ai đâu có biết được mộng tiên là dài.
Trong động có riêng một bầu trời, cảnh xuân vắng lặng.
Đường về nhân gian không còn nữa ( mất dấu), trăng sáng mênh mông.
Trên bãi cát ngọc cỏ tiên xanh biếc moc ven khe suối.
Hoa đào rơi trên dòng nưởc chảy, toả hương thơm ngát khắp suối.
Sương móc ban mai, đèn trước gió, dễ tan dễ tắt.
Kiếp nầy không biết nơi nào để hỏi tìm ra được chàng Lưu.
Người trong mộng trần ai đâu có biết được mộng tiên là dài.
Trong động có riêng một bầu trời, cảnh xuân vắng lặng.
Đường về nhân gian không còn nữa ( mất dấu), trăng sáng mênh mông.
Trên bãi cát ngọc cỏ tiên xanh biếc moc ven khe suối.
Hoa đào rơi trên dòng nưởc chảy, toả hương thơm ngát khắp suối.
Sương móc ban mai, đèn trước gió, dễ tan dễ tắt.
Kiếp nầy không biết nơi nào để hỏi tìm ra được chàng Lưu.
(Đào Tiềm)
Chú thích từ ngữ:
茫茫(mang mang):bát ngát , mênh mông. xa mù mịt
Động lý hữu thiên xuân tịch tịch,
Nhân gian vô lộ nguyệt mang mang.
Nhân gian vô lộ nguyệt mang mang.
Bây giờ là màu xuân, bên ngoài dọc theo bờ suối có bãi cát ngọc, cỏ tiên
mọc xanh biếc chạy dài xa tít.Hoa đào rơi trên dòng nước,hương thơm tỏa ngát cả
một vùng:
Ngọc sa dao thảo liên khê bích,
Lưu thủy đào hoa mãn giản hương
Lưu thủy đào hoa mãn giản hương
Nghĩ tới thân phận bọt bèo của kiếp nhân sinh, hai nàng ví mình như ngọn
đèn trước gió, như sương sớm ban mai, đèn dễ tắt và sương dễ tan mà ngao
ngán cho kiếp con người.Chạnh lòng nhớ người yêu, hai nàng cất tiếng than não
nề : Kiếp nầy có ai chỉ dùm tôi để biết được giờ hai chàng Lưu Nguyễn giờ ở nơi
đâu?
Hiểu lộ phong đăng linh lạc tận, Thử sinh vô xứ vấn Lưu lang!
Bài thơ 56 chữ được tác giả chọn lọc rất kỹ những từ thích hợp sít sao, đọc lên nghe gợi hình ảnh và cảm súc như từ "tịch tịch" là sự vắng lặng trong nỗi cô đơn, gợi thêm cái buồn ảo não. Từ "Mang mang" chỉ sự mênh mông bát ngát của không gian vô tận, mà cảm thấy thân mình bé nhỏ,mong manh dễ vỡ.
Phép đối cũng được tác giả sử dụng khá chỉnh khiến bài thơ trở nên xúc tích , linh động:
Trong hai câu thực, từ ngữ : "Động lý hữu thiên" đối với "nhân gian vô lộ"; "xuân tịch tịch" đối với "nguyệt mang mang" :( rất chỉnh về thanh ,ý, từ loại).
Trong hai câu luận , từ ngữ "ngọc sa dao thảo" đối với "lưu thủy đào hoa" ; "liên khê bích" đối với "mãn giản hương" :( chỉnh về thanh ,ý, từ loại).
Trong thơ còn dùng hình ảnh mùa xuân có hoa đào nở, nó chiếm một chỗ rất đặc biệt trong nền văn học Trung Quốc, hầu hết những bài thơ Đường hay đều chứa cảnh mùa xuân hoa đào nở rộ ngoài hiên cửa , trong vườn, trên lối đi mòn, hoặc hoa lá rơi lả tả theo từng cơn gió nhẹ v.v.trong những bài thơ hay đó ta phải kể tới bài "Đề Đô Thành Nam Trung" (題都城南莊) của Thôi Hộ (618-907):
題都城南莊
Đề đô thành nam trung
(Thơ đề ở ấp phía nam đô thành)
Khứ niên kim nhật thử môn trung,
Nhân diện đào hoa tương ánh hồng.
Nhân diện bất tri hà xứ khứ,
Đào hoa y cựu tiếu xuân phong.
Nhân diện đào hoa tương ánh hồng.
Nhân diện bất tri hà xứ khứ,
Đào hoa y cựu tiếu xuân phong.
Dịch nghĩa
Năm trước ngày này ngay cửa này,
Mặt người, hoa đào ánh hồng lẫn nhau.
Mặt người chẳng biết đã đi đâu,
Vẫn hoa đào năm ngoái đang cười
giỡn với gió xuân.Mặt người, hoa đào ánh hồng lẫn nhau.
Mặt người chẳng biết đã đi đâu,
(bản dịch: khuyết danh)
"Giấc mộng Nam Kha khéo bất bình
Bừng con mắt dậy thấy mình tay không."
Và trong cổ thi cũng có câu "Trăm năm một giấc kê vàng".
để nói lên ý nghĩa của cuộc đời mộng ảo mong manh. Thương thay!
Dịch bằng thơ:
Nhạc khúc Nghê
Thường chẳng gảy đâu
Trần gian sao biết mộng tiên lâu?
Góc riêng trong động trời xuân vắng
Mất nẽo dương trần nguyệt khuất xa
Cát ngọc cỏ tiên khe nước biếc
Hoa đào ven suối ngát thơm mầu
Sương mai đèn lụn mong manh kiếp
Góc riêng trong động trời xuân vắng
Mất nẽo dương trần nguyệt khuất xa
Cát ngọc cỏ tiên khe nước biếc
Hoa đào ven suối ngát thơm mầu
Sương mai đèn lụn mong manh kiếp
Xin
hỏi chàng Lưu biết ở đâu?
Bài hoạ của Khôi Nguyên:
Thế mà chăn gối hai năm trường.
Tình yêu cắt đứt, lòng còn nhớ,
Hạnh phúc dứt rồi, nghĩa vẫn mang
Thơ thẩn rừng cây như biến sắc,
Dật dờ Đào Động cũng phai hương.
Lối xưa mất dấu là duyên hết,
Số đã định rồi, hởi bạn lang...!
Ngón đàn biếng
lựa khúc Nghê Thường
Ai biết hồn ai những vấn vương
Trời khoá non tiên xuân quạnh quẽ
Đường đi cõi tục nguyệt mơ màng
Cỏ dao cát ngọc liền khe biếc
Nước chảy hoa đào ngát suối hương
Đèn gió sương mai ngao ngán nhẽ
Kiếp này không chốn hỏi Lưu Lang?Trời khoá non tiên xuân quạnh quẽ
Đường đi cõi tục nguyệt mơ màng
Cỏ dao cát ngọc liền khe biếc
Nước chảy hoa đào ngát suối hương
Đèn gió sương mai ngao ngán nhẽ
Bản dịch 3
Gãy khúc nghê
thường chẳng có ai
Mộng trần đâu
biết mộng tiên dài
Trời
riêng góc động xuân yên ắngNẽo khuất dương trần nguyệt úa phai
Khe thắm cỏ tiên vờn cát ngọc
Suối thơm đào ngát nước xanh trôi
Mỏng manh sương sớm đèn trong gió
Muốn gặp chàng Lưu biết hỏi ai ?
(Hải Đà )
No comments:
Post a Comment