Hoàng
Hoa – Tình Đầu Của Hàn Mặc Tử
Năm 1933, anh Trí vào làm việc ở Sở Địa Chánh (Cadastre), nơi đây anh bắt đầu quen với một số bạn bè yêu thích văn thơ.
Trước hết là Hoàng Diệp và Hoàng Tùng Ngâm. Ngâm là cháu ruột cụ Thương tá Hoàng Phùng, giám đốc Sở Địa Chánh.
Hoàng Tùng Ngâm có người chị thúc bá (ái nữ cụ Hoàng Phùng) cũng rất yêu thơ Hàn Mặc Tử, thường viết báo làm thơ với bút hiệu Hoàng Hoa nữ sĩ, tên thật là Hoàng Thị Kim Cúc, một thiếu nữ khuê các mà phong thái nhàn hạ, thoáng đôi chút kiêu sa khiến anh Trí say mê và sợ sệt. Trong nhà cũng phong phanh biết anh Trí yêu cô Kim Cúc.
Theo anh, thì tình yêu phải sáng sủa quân tử như đôi chim thư cưu ở trong Kinh thi “Quan quan thư cưu, tại hà chi châu”, mà anh thường tâm niệm “tương thân nhi tương kính” cho nên anh yêu mà “kính nhi viễn chi”.
Anh thường tỏ ra, bối rối mất cả bình tĩnh mỗi khi người thiếu nữ đó đi ngang qua nhà.
Chi Kim Cúc là một thiếu nữ rất “Huế”. Nghiêm đường thuộc giòng dõi thế gia ở Vỹ Dạ, một vùng mà nếp sống như xa xôi với thôn quê, vùng dành riêng cho các vị hưu quan, các ông tham, ông thị. Nếp sống quan dạng kiểu cách đó được biểu lộ rõ ràng.
Ông Quách Tấn khi được tin ấy cho là điều không may cho anh Trí, vì không được xếp vào môn đăng hộ đối.
Thật thì, không hẳn như vậy, nếu xét về tông tích dòng họ.
Chính chị Cúc cho biết: “Cụ Thị Phùng cũng đã từng quen biết với cha tôi năm 1901 ở Điện Bàn, khi cha tôi bàn giao công việc ở Tòa sứ để chuyển ngành qua Thương chánh Hội An”.
Cụ Phùng có ghi vào phả là ông Nguyễn Văn Toản về sau đậu Tham Tá đổi vào miền Nam.
Như vậy thì gia đình cụ Thương ta không phải không biết là bà Tham Toản mà địa phương hay gọi là “bà Thương” khiến có nhiều lần khách vào lầm nhà chị Cúc và ngược lại.
Cũng như anh Mộng Châu, anh Trí có dính dáng đến một hôn ước từ nhỏ với một gia đình vọng tộc mà trong lúc thân thiết vui vẻ, hai nhà giao ước với nhau.
Anh Mộng Châu không tính chuyện lấy vợ, toan xuất dương nối chí ông cha. Một phần, anh cũng tin vào lời dịch số của cậu tôi (học trò ông ngoại tôi) rằng: “Khi mẹ tôi có đích tôn thì chết”.
Anh Trí đi học Huế rồi về Qui Nhơn, ít khi có cơ hội gặp gỡ người em học, nên cũng xao lãng. Dù vậy, anh cũng không hề tâm sự với ai, dù chỉ để nói đùa.
Duy có lần, anh bất thần hỏi tôi về chuyện hôn ước đó: “Còn mi thì sao đây? Hay là cũng bỏ hết cả ba anh em”.
Tôi không biết gì vì còn học. Chỉ đến kỳ nghỉ hè mới lại được dịp gặp go84 ở Qui Nhơn. Anh Trí gọi đó là nhịp cầu “Ô thước” để nhớ những ngày còn bé ở chung nhà.
Có lẽ vào tuổi 19 – 20 cũng có đôi chút bâng khuâng hay kỷ niệm gì đó, anh làm thơ vẽ lại mấy nét:
Năm 1933, anh Trí vào làm việc ở Sở Địa Chánh (Cadastre), nơi đây anh bắt đầu quen với một số bạn bè yêu thích văn thơ.
Trước hết là Hoàng Diệp và Hoàng Tùng Ngâm. Ngâm là cháu ruột cụ Thương tá Hoàng Phùng, giám đốc Sở Địa Chánh.
Hoàng Tùng Ngâm có người chị thúc bá (ái nữ cụ Hoàng Phùng) cũng rất yêu thơ Hàn Mặc Tử, thường viết báo làm thơ với bút hiệu Hoàng Hoa nữ sĩ, tên thật là Hoàng Thị Kim Cúc, một thiếu nữ khuê các mà phong thái nhàn hạ, thoáng đôi chút kiêu sa khiến anh Trí say mê và sợ sệt. Trong nhà cũng phong phanh biết anh Trí yêu cô Kim Cúc.
Theo anh, thì tình yêu phải sáng sủa quân tử như đôi chim thư cưu ở trong Kinh thi “Quan quan thư cưu, tại hà chi châu”, mà anh thường tâm niệm “tương thân nhi tương kính” cho nên anh yêu mà “kính nhi viễn chi”.
Anh thường tỏ ra, bối rối mất cả bình tĩnh mỗi khi người thiếu nữ đó đi ngang qua nhà.
Chi Kim Cúc là một thiếu nữ rất “Huế”. Nghiêm đường thuộc giòng dõi thế gia ở Vỹ Dạ, một vùng mà nếp sống như xa xôi với thôn quê, vùng dành riêng cho các vị hưu quan, các ông tham, ông thị. Nếp sống quan dạng kiểu cách đó được biểu lộ rõ ràng.
Ông Quách Tấn khi được tin ấy cho là điều không may cho anh Trí, vì không được xếp vào môn đăng hộ đối.
Thật thì, không hẳn như vậy, nếu xét về tông tích dòng họ.
Chính chị Cúc cho biết: “Cụ Thị Phùng cũng đã từng quen biết với cha tôi năm 1901 ở Điện Bàn, khi cha tôi bàn giao công việc ở Tòa sứ để chuyển ngành qua Thương chánh Hội An”.
Cụ Phùng có ghi vào phả là ông Nguyễn Văn Toản về sau đậu Tham Tá đổi vào miền Nam.
Như vậy thì gia đình cụ Thương ta không phải không biết là bà Tham Toản mà địa phương hay gọi là “bà Thương” khiến có nhiều lần khách vào lầm nhà chị Cúc và ngược lại.
Cũng như anh Mộng Châu, anh Trí có dính dáng đến một hôn ước từ nhỏ với một gia đình vọng tộc mà trong lúc thân thiết vui vẻ, hai nhà giao ước với nhau.
Anh Mộng Châu không tính chuyện lấy vợ, toan xuất dương nối chí ông cha. Một phần, anh cũng tin vào lời dịch số của cậu tôi (học trò ông ngoại tôi) rằng: “Khi mẹ tôi có đích tôn thì chết”.
Anh Trí đi học Huế rồi về Qui Nhơn, ít khi có cơ hội gặp gỡ người em học, nên cũng xao lãng. Dù vậy, anh cũng không hề tâm sự với ai, dù chỉ để nói đùa.
Duy có lần, anh bất thần hỏi tôi về chuyện hôn ước đó: “Còn mi thì sao đây? Hay là cũng bỏ hết cả ba anh em”.
Tôi không biết gì vì còn học. Chỉ đến kỳ nghỉ hè mới lại được dịp gặp go84 ở Qui Nhơn. Anh Trí gọi đó là nhịp cầu “Ô thước” để nhớ những ngày còn bé ở chung nhà.
Có lẽ vào tuổi 19 – 20 cũng có đôi chút bâng khuâng hay kỷ niệm gì đó, anh làm thơ vẽ lại mấy nét:
NHỚ CHĂNG
Nhớ chăng, anh cùng em nô đùa
Ngây thơ như đứa trẻ lên ba
Anh đứng bên cạnh nhìn em thêu thùa
Nào có phải anh với emNgây thơ như đứa trẻ lên ba
Anh đứng bên cạnh nhìn em thêu thùa
Tự kết mối lương duyên
Đó chẳng qua
Vì cha mẹ đôi bên
Chung kết mối tình riêng
Rồi ba em lại mất
Rồi ba anh chẳng
còn
Mẹ em giàu có
Mẹ anh nghèo khó
Rồi lời hứa năm xưa
Cùng dòng nước chảy qua
Đi biệt không về.
Tôi hỏi anh: “Viết cho ai đây?” Anh cười: “Cho ai cũng được”.
Quả thật về sau đều dang dở.
Vì vậy mà tôi nghĩ mối tình đầu của anh phải là Hoàng Hoa. Và mối tình đó cũng chưa hề được đáng ứng song phương.
Hoàng Tùng Ngâm là bạn rất thân của anh Trí, đã chuyển đạt đến Hoàng Hoa nỗi lòng rạo rực của anh qua mấy vần thơ tán tỉnh.
Mẹ em giàu có
Mẹ anh nghèo khó
Rồi lời hứa năm xưa
Cùng dòng nước chảy qua
Đi biệt không về.
Tôi hỏi anh: “Viết cho ai đây?” Anh cười: “Cho ai cũng được”.
Quả thật về sau đều dang dở.
Vì vậy mà tôi nghĩ mối tình đầu của anh phải là Hoàng Hoa. Và mối tình đó cũng chưa hề được đáng ứng song phương.
Hoàng Tùng Ngâm là bạn rất thân của anh Trí, đã chuyển đạt đến Hoàng Hoa nỗi lòng rạo rực của anh qua mấy vần thơ tán tỉnh.
VỊNH HOA CÚC
Thu về nhuộm thắm nét hoàng hoa
Sương đẫm trăng lồng bóng thướt tha
Vẻ mặt khác chi người quốc sắc
Trong đời tri kỷ chỉ riêng ta.
Trong bài khác:
Sương đẫm trăng lồng bóng thướt tha
Vẻ mặt khác chi người quốc sắc
Trong đời tri kỷ chỉ riêng ta.
Trong bài khác:
TRỒNG HOA CÚC
Thích trồng hoa cúc để xem chơi
Cúc ngó đơn sơ lắm mặn mòi
Đêm vắng, gần kề, say chén nguyệt
Vườn thu vắng vẻ đủ mua vui.
Và anh thổ lộ tâm sự như chưa bao giờ bày tỏ trong
Cúc ngó đơn sơ lắm mặn mòi
Đêm vắng, gần kề, say chén nguyệt
Vườn thu vắng vẻ đủ mua vui.
Và anh thổ lộ tâm sự như chưa bao giờ bày tỏ trong
ÂM THẦM
… Em có ngờ đâu trong những đêm
Trăng ngà giải bóng mặt hồ êm
Anh đi thơ thẩn như ngây dại
Hứng lấy hương nồng trong áo em
Bên khóm thùy dương em thướt tha
Bên ni bờ liễu anh trông qua
Say sưa vướng phải mùi hương ướp
Yêu cái môi hường chẳng nói ra.
Chỉ trong bài thơ anh mới viết đôi mắt, đôi môi nhưng không bao giờ nói ra được hay diễn ta cái đẹp với nột người khác.
Những bài thơ dễ thương như anh học trò bỡ ngỡ, làm cho chị Cúc cảm động không ít.
Hoàng Hoa có vẻ như không từ chối tính anh, nhưng rất nặng về lễ giáo, chị nói với Hoàng Tùng Ngâm một cách lo lắng:
“Cái ngăn cách lớn nhất của chị không thể nào vượt qua được là vấn đề lương giáo.”
Riêng chị rất chua xót mà không thể nói ra được.
Gia đường theo Phật giáo rất nghiêm chỉnh, chắc không thể nào để cho một người con có lễ nghĩa, đi ra ngoài khuôn khổ mực thước của giòng họ.
Anh Trí nghe được rất buồn, thơ anh bắt đầu bải hoải, nhưng vẫn còn hy vọng.
Trong bài thơ “ĐÔI TA”, anh bấu víu vào mối tình thực tiễn của Hoàng Hoa:
… Mà anh hay em trong tim đều rạn
Dầu chôn sâu hình ảnh một người mơ
Bây giờ đây quấn quít hiện bây giờ
Chỉ có biết đôi ta là đang sống
Đang cho nhau ngọt ngào và đang mộng
Cứ làm ngơ không biết đến thời gian
Đến bông hoa tàn tạ với trăng nhàn
Đến những tình duyên chung quanh thất vọng.
………
Cứ nhắm mắt, cứ yêu nhau như chết
Cứ sửng sốt đê mê mà rũ liệt
Đừng nghe chi âm hưởng địa cầu đang
Vỡ tan ra từng mảnh cả không gian
Cả thời gian từ tạo thiên lập địa.
Mối tình vô vọng, nhưng vẫn kéo dài khi đầy khi vơi, liên lạc bằng văn thơ cho đến ngày anh mất.
(Năm mươi năm rồi, Hoàng Hoa vẫn còn giữ nguyên bút tích văn chương của anh. Nhờ đó mà các nhà viết văn có tài liệu về mối tình đầu của anh).
Sau một thời gian bị ngắt quãng vào Saigon làm báo. Anh lại trở về Qui Nhơn, mà tình hình có vẻ thuận lợi hơn cho anh tiếp tục mối tình Hoàng Hoa, khi gia đình dọn về số 20 đường Khải Định, chỉ cách nhà chị Cúc có vài căn phố.
Anh sống lại mối tình đầu nồng nàn với ít nhiều bạo dạn hơn. Anh viết bài:
Trăng ngà giải bóng mặt hồ êm
Anh đi thơ thẩn như ngây dại
Hứng lấy hương nồng trong áo em
Bên khóm thùy dương em thướt tha
Bên ni bờ liễu anh trông qua
Say sưa vướng phải mùi hương ướp
Yêu cái môi hường chẳng nói ra.
Chỉ trong bài thơ anh mới viết đôi mắt, đôi môi nhưng không bao giờ nói ra được hay diễn ta cái đẹp với nột người khác.
Những bài thơ dễ thương như anh học trò bỡ ngỡ, làm cho chị Cúc cảm động không ít.
Hoàng Hoa có vẻ như không từ chối tính anh, nhưng rất nặng về lễ giáo, chị nói với Hoàng Tùng Ngâm một cách lo lắng:
“Cái ngăn cách lớn nhất của chị không thể nào vượt qua được là vấn đề lương giáo.”
Riêng chị rất chua xót mà không thể nói ra được.
Gia đường theo Phật giáo rất nghiêm chỉnh, chắc không thể nào để cho một người con có lễ nghĩa, đi ra ngoài khuôn khổ mực thước của giòng họ.
Anh Trí nghe được rất buồn, thơ anh bắt đầu bải hoải, nhưng vẫn còn hy vọng.
Trong bài thơ “ĐÔI TA”, anh bấu víu vào mối tình thực tiễn của Hoàng Hoa:
… Mà anh hay em trong tim đều rạn
Dầu chôn sâu hình ảnh một người mơ
Bây giờ đây quấn quít hiện bây giờ
Chỉ có biết đôi ta là đang sống
Đang cho nhau ngọt ngào và đang mộng
Cứ làm ngơ không biết đến thời gian
Đến bông hoa tàn tạ với trăng nhàn
Đến những tình duyên chung quanh thất vọng.
………
Cứ nhắm mắt, cứ yêu nhau như chết
Cứ sửng sốt đê mê mà rũ liệt
Đừng nghe chi âm hưởng địa cầu đang
Vỡ tan ra từng mảnh cả không gian
Cả thời gian từ tạo thiên lập địa.
Mối tình vô vọng, nhưng vẫn kéo dài khi đầy khi vơi, liên lạc bằng văn thơ cho đến ngày anh mất.
(Năm mươi năm rồi, Hoàng Hoa vẫn còn giữ nguyên bút tích văn chương của anh. Nhờ đó mà các nhà viết văn có tài liệu về mối tình đầu của anh).
Sau một thời gian bị ngắt quãng vào Saigon làm báo. Anh lại trở về Qui Nhơn, mà tình hình có vẻ thuận lợi hơn cho anh tiếp tục mối tình Hoàng Hoa, khi gia đình dọn về số 20 đường Khải Định, chỉ cách nhà chị Cúc có vài căn phố.
Anh sống lại mối tình đầu nồng nàn với ít nhiều bạo dạn hơn. Anh viết bài:
HỒN CÚC
Bấy lâu sát ngõ chẳng ngăn tường
Không dám sờ tay sợ lấm hương
Xiêm áo hôm nay tề chỉnh quá
Muốn ôm hồn cúc ở trong sương
Trong bài Tình thu anh nhắc lại tình xưa khi trông thấy chị Cúc buồn gầy:
Đêm qua ả Chức với chàng Ngâu
Nhắc chuyện yêu đương ở dưới cầu
Kể lễ một năm tình vắng vẻ
Sao em buồn bã suốt canh thâu
Rồi cũng thẹn thò như ngày nào:
… Sao ta không dám nhìn nhau rõ
Gặp gỡ bên đường vẫn thản nhiên.
Có nhiều hôm anh ngồi thừ trong chiếc ghế mây, nhìn qua bức mành tre sáo trước cửa, đợi chị Cúc đi ngang qua, trông anh đến thiểu não.
Chị Cúc biết điều đó, về sau kể lại với con gái chi Như Lễ mà rằng: “Nghĩ tội nghiệp anh quá”.
Bạn bè đến chơi trông thấy anh ngồi buồn bã như kẻ thất tình, nên thường trêu cợt anh là con người sau bức rèm lạnh và gọi đùa anh là Hàn Mạc Tử.
Chữ Hàn ở đây có nghĩa là lạnh và chữ mạc không dấu là bức màn, Hai chữ Hàn Mạc là bức rèm lạnh. Anh chỉ cười, không nói gì, cũng không để ý đến nữa.
(Mãi về sau khi anh qua đời còn nhiều người vẫn tưởng lầm bút hiệu của anh là Hàn Mạc Tử.
Những người bạn thân đều biết rõ, nhưng nghĩ không quan trọng gì, nên không ai lên tiếng.
Ngay cả ông Trần Thanh Mại, khi viết cuốn HÀN MẶC TỬ vẫn lầm anh là Hàn Mạc Tử, chỉ vì thấy có những bức thơ anh Trí viết cho Trần Thanh Địch, thường hay ký tên nguyên cả chữ mà không chấm dấu gì hết.
Bởi thế cũng có một dạo tranh luận ít nhiều về tên Hàn Mạc Tử, nhưng ông Quách Tấn, người có trách nhiệm bảo thủ văn thơ anh, lên tiếng cải chính cặn kẽ rồi.
Theo chỗ tôi biết, thì bút hiệu đúng của anh là Hàn Mặc Tử, trước hết anh tự nhận là nhà thơ nghèo nàn (Hàn Mặc, chữ Hàn của anh là nghèo, không phải lạnh).
Chữ Mặc là thỏi mực, ngụ ý “tao nhân mặc khách” (con người của bút mực, văn chương, thi sĩ).
Anh Trí vốn rất ngưỡng mộ triết gia Mặc Dịch thời Chiến Quốc, nổi tiếng chủ trương thuyết Kiêm ái, nên anh cũng tự nhận thuộc môn phái Mặc Dịch, thương yêu hết mọi người.
Chữ Mặc Tử khi ghép đôi mới có ý nghĩa là môn đồ Mặc Dịch.
Chữ Mạc Tử thì không có ý nghĩa gì.
Chữ Hàn Mặc Tử nói lên ý nghĩa một thi sĩ nghèo nàn, nhưng tình thương rộng rãi bao la).
Có lần anh nhờ Ngâm chuyển đến chị Cúc một bức thơ, Ngâm nói: “Không nên tiếp tục mối tình vô vọng đó làm gì, chỉ để khổ cho nhau thôi.”
Lúc ấy chưa ai biết anh đau yếu gì.
Có những đêm không ngủ được, nghĩ đến mối tình yêu chưa nói với nhau được câu nào cho thỏa lòng mơ ước, anh toan bước qua nhà cụ Thương, nhưng lại không dám phiêu lưu. Anh viết:
Đêm nay ta lại phát điên cuồng
Quên cả hổ ngươi cả thẹn thuồng
Đứng rủ trước thêm nghe ngóng mãi
Tiếng đàn the thé ở bên song.
Chỉ ít lâu sau, anh Ngâm báo tin cụ Thương về hưu: Cả nhà dọn về Vỹ Dạ, chị Cúc cũng sắp đi theo, anh Trí buồn bã viết:
Và được tin sắp bỏ đi
Chẳng thèm trở lại với tình si
Ta lau nước mắt, mắt không ráo
Ta lẩy tình nương, rủa biệt ly
Hai câu sau bài thơ này, thường được nghe anh ngâm lên mỗi khi ngồi trầm ngâm trên chiếc ghế mấy nhìn ra bức mành tre, tôi hiểu anh xót xa với tình đầu biết chừng nào.
Năm 1936, anh về Hội chợ Huế, gặp chị mà cả hai đều rụt rè e thẹn. Anh Trí mang sách Gái quê tặng các em chị, nhưng lại không dám trao cho chị.
Chị Cúc kể lại và ân hận về thái độ rụt rè đó: “Càng tội nghiệp hơn là hôm sau anh xuống Vỹ Dạ đứng trước cổng hồi lâu rồi lặng lẽ bỏ đi”.
Cho đến khi anh đau nặng rồi 1939 chị Cúc còn gởi cho anh một phiếu ảnh cỡ 6x9: Chị Cúc mặc áo dài lụa trắng như những cô gái Huế thời bấy giờ đứng trong vòm cây xanh mát. Anh làm ngay bài:
Không dám sờ tay sợ lấm hương
Xiêm áo hôm nay tề chỉnh quá
Muốn ôm hồn cúc ở trong sương
Trong bài Tình thu anh nhắc lại tình xưa khi trông thấy chị Cúc buồn gầy:
Đêm qua ả Chức với chàng Ngâu
Nhắc chuyện yêu đương ở dưới cầu
Kể lễ một năm tình vắng vẻ
Sao em buồn bã suốt canh thâu
Rồi cũng thẹn thò như ngày nào:
… Sao ta không dám nhìn nhau rõ
Gặp gỡ bên đường vẫn thản nhiên.
Có nhiều hôm anh ngồi thừ trong chiếc ghế mây, nhìn qua bức mành tre sáo trước cửa, đợi chị Cúc đi ngang qua, trông anh đến thiểu não.
Chị Cúc biết điều đó, về sau kể lại với con gái chi Như Lễ mà rằng: “Nghĩ tội nghiệp anh quá”.
Bạn bè đến chơi trông thấy anh ngồi buồn bã như kẻ thất tình, nên thường trêu cợt anh là con người sau bức rèm lạnh và gọi đùa anh là Hàn Mạc Tử.
Chữ Hàn ở đây có nghĩa là lạnh và chữ mạc không dấu là bức màn, Hai chữ Hàn Mạc là bức rèm lạnh. Anh chỉ cười, không nói gì, cũng không để ý đến nữa.
(Mãi về sau khi anh qua đời còn nhiều người vẫn tưởng lầm bút hiệu của anh là Hàn Mạc Tử.
Những người bạn thân đều biết rõ, nhưng nghĩ không quan trọng gì, nên không ai lên tiếng.
Ngay cả ông Trần Thanh Mại, khi viết cuốn HÀN MẶC TỬ vẫn lầm anh là Hàn Mạc Tử, chỉ vì thấy có những bức thơ anh Trí viết cho Trần Thanh Địch, thường hay ký tên nguyên cả chữ mà không chấm dấu gì hết.
Bởi thế cũng có một dạo tranh luận ít nhiều về tên Hàn Mạc Tử, nhưng ông Quách Tấn, người có trách nhiệm bảo thủ văn thơ anh, lên tiếng cải chính cặn kẽ rồi.
Theo chỗ tôi biết, thì bút hiệu đúng của anh là Hàn Mặc Tử, trước hết anh tự nhận là nhà thơ nghèo nàn (Hàn Mặc, chữ Hàn của anh là nghèo, không phải lạnh).
Chữ Mặc là thỏi mực, ngụ ý “tao nhân mặc khách” (con người của bút mực, văn chương, thi sĩ).
Anh Trí vốn rất ngưỡng mộ triết gia Mặc Dịch thời Chiến Quốc, nổi tiếng chủ trương thuyết Kiêm ái, nên anh cũng tự nhận thuộc môn phái Mặc Dịch, thương yêu hết mọi người.
Chữ Mặc Tử khi ghép đôi mới có ý nghĩa là môn đồ Mặc Dịch.
Chữ Mạc Tử thì không có ý nghĩa gì.
Chữ Hàn Mặc Tử nói lên ý nghĩa một thi sĩ nghèo nàn, nhưng tình thương rộng rãi bao la).
Có lần anh nhờ Ngâm chuyển đến chị Cúc một bức thơ, Ngâm nói: “Không nên tiếp tục mối tình vô vọng đó làm gì, chỉ để khổ cho nhau thôi.”
Lúc ấy chưa ai biết anh đau yếu gì.
Có những đêm không ngủ được, nghĩ đến mối tình yêu chưa nói với nhau được câu nào cho thỏa lòng mơ ước, anh toan bước qua nhà cụ Thương, nhưng lại không dám phiêu lưu. Anh viết:
Đêm nay ta lại phát điên cuồng
Quên cả hổ ngươi cả thẹn thuồng
Đứng rủ trước thêm nghe ngóng mãi
Tiếng đàn the thé ở bên song.
Chỉ ít lâu sau, anh Ngâm báo tin cụ Thương về hưu: Cả nhà dọn về Vỹ Dạ, chị Cúc cũng sắp đi theo, anh Trí buồn bã viết:
Và được tin sắp bỏ đi
Chẳng thèm trở lại với tình si
Ta lau nước mắt, mắt không ráo
Ta lẩy tình nương, rủa biệt ly
Hai câu sau bài thơ này, thường được nghe anh ngâm lên mỗi khi ngồi trầm ngâm trên chiếc ghế mấy nhìn ra bức mành tre, tôi hiểu anh xót xa với tình đầu biết chừng nào.
Năm 1936, anh về Hội chợ Huế, gặp chị mà cả hai đều rụt rè e thẹn. Anh Trí mang sách Gái quê tặng các em chị, nhưng lại không dám trao cho chị.
Chị Cúc kể lại và ân hận về thái độ rụt rè đó: “Càng tội nghiệp hơn là hôm sau anh xuống Vỹ Dạ đứng trước cổng hồi lâu rồi lặng lẽ bỏ đi”.
Cho đến khi anh đau nặng rồi 1939 chị Cúc còn gởi cho anh một phiếu ảnh cỡ 6x9: Chị Cúc mặc áo dài lụa trắng như những cô gái Huế thời bấy giờ đứng trong vòm cây xanh mát. Anh làm ngay bài:
ĐÂY
THÔN VỸ DẠ
Sao anh không về chơi thôn Vỹ
Nhình nắng hàng cau nắng mới lên
Vườn ai mướt quá xanh như ngọc
Lá trúc che ngang mặt chữ điền.
Gió theo lối gió, mây đường mây
Dòng nước buồn thiu hoa bắp lay
Thuyền ai đậu bến sông trăng đó
Có chở trăng về kịp tối nay
Mơ khách đường xa, khách đường xa
Áo em trắng quá, nhìn không ra
Ở đây sương khói mờ nhân ảnh
Ai biết tình ai có đậm đà.
– Nếu anh biết, chị đã quy y, dành riêng một căn phòng ngày đêm hương hoa tụng niệm, tưởng nhớ mối tình bất diệt của anh mà cũng là tình đầu của chị, đang quyện theo trầm hương dâng lên anh nơi miền cực lạc. Nơi đây không còn ngăn cách giáo lương, không còn tham sân si trần tục.
Ôi! Tình Hoàng Hoa đậm đà biết chừng nào!
– Nếu anh biết, từ ngày nghe anh đau, chị đã dành dụm một số tiền nhỏ, toan nhờ Ngâm gởi tặng anh thuốc thang, nhưng gia phong nghiêm cẩn, không thực hiện được (các con chị Lễ ở Huế đều biết).
“Đây thôn Vỹ Dạ” là bài thơ cuối cùng chị nhận được của anh, chỉ ít lâu sau anh qua đời, đến nay vẫn còn được truyền tụng.
Chị rất cảm động khi biết anh vẫn không quên vườn cau tươi mát, vẫn nhớ đám bắp bến đò Cồn nhìn sang Vỹ Dạ, mà dòng nước buồn thiu lặng lẽ trôi…
Gió và mây không cùng về một hướng, thì tình anh làm sao không ngang trái. “Gió theo lối gió, mây đường mây…”
Mùa thu năm Bính Dần, chị Cúc vào Saigon, ghé lại thăm thình lình làm cho tôi xúc động:
Chao ơi! Người xưa đây Hoàng Hoa!
Bao nhiêu thu rồi, chưa phôi pha
Áo trắng vườn cau thôn Vỹ Dạ
Thương Hàn Mặc Tử nhận không ra
Cùng ôn lại chuyện cũ làm cho gia đình tôi vô cùng thương cảm, càng kính trọng chị như người thân bao năm xa cách.
Thay lời Hàn Mặc Tử, tôi viết tặng chị một bài thơ mượn ngôn từ nhà Phật, chị rất vui vẻ.
Nhình nắng hàng cau nắng mới lên
Vườn ai mướt quá xanh như ngọc
Lá trúc che ngang mặt chữ điền.
Gió theo lối gió, mây đường mây
Dòng nước buồn thiu hoa bắp lay
Thuyền ai đậu bến sông trăng đó
Có chở trăng về kịp tối nay
Mơ khách đường xa, khách đường xa
Áo em trắng quá, nhìn không ra
Ở đây sương khói mờ nhân ảnh
Ai biết tình ai có đậm đà.
– Nếu anh biết, chị đã quy y, dành riêng một căn phòng ngày đêm hương hoa tụng niệm, tưởng nhớ mối tình bất diệt của anh mà cũng là tình đầu của chị, đang quyện theo trầm hương dâng lên anh nơi miền cực lạc. Nơi đây không còn ngăn cách giáo lương, không còn tham sân si trần tục.
Ôi! Tình Hoàng Hoa đậm đà biết chừng nào!
– Nếu anh biết, từ ngày nghe anh đau, chị đã dành dụm một số tiền nhỏ, toan nhờ Ngâm gởi tặng anh thuốc thang, nhưng gia phong nghiêm cẩn, không thực hiện được (các con chị Lễ ở Huế đều biết).
“Đây thôn Vỹ Dạ” là bài thơ cuối cùng chị nhận được của anh, chỉ ít lâu sau anh qua đời, đến nay vẫn còn được truyền tụng.
Chị rất cảm động khi biết anh vẫn không quên vườn cau tươi mát, vẫn nhớ đám bắp bến đò Cồn nhìn sang Vỹ Dạ, mà dòng nước buồn thiu lặng lẽ trôi…
Gió và mây không cùng về một hướng, thì tình anh làm sao không ngang trái. “Gió theo lối gió, mây đường mây…”
Mùa thu năm Bính Dần, chị Cúc vào Saigon, ghé lại thăm thình lình làm cho tôi xúc động:
Chao ơi! Người xưa đây Hoàng Hoa!
Bao nhiêu thu rồi, chưa phôi pha
Áo trắng vườn cau thôn Vỹ Dạ
Thương Hàn Mặc Tử nhận không ra
Cùng ôn lại chuyện cũ làm cho gia đình tôi vô cùng thương cảm, càng kính trọng chị như người thân bao năm xa cách.
Thay lời Hàn Mặc Tử, tôi viết tặng chị một bài thơ mượn ngôn từ nhà Phật, chị rất vui vẻ.
HOÀNG
HOA CẢM TÁC
(Thay lời Hàn Mặc Tử)
Áo trắng ngày xưa nay áo nâu
Khen ai khéo chọn cảnh đời sau
Vàng son đoạn tuyệt bôi nhân quả
Dưa muối trường trai diệt khổ đau
Trần tục may rời vòng nghiệp chướng
Căn cơ ráng giữ mối duyên tu
Buồn vui thế sự, thôi đừng nhắc
Để chút tình thơ đáp nghĩa nhau.
Tôi xem chị Cúc như chị Nghĩa, chị Lễ tôi.
Một lần tôi về thăm mộ Cụ tôi ở Huế, ghé lại thăm chị ở Vỹ Dạ. Đời sống tu hành khổ hạnh của chị làm cho tôi xúc động càng quý trọng chị hơn.
Khi nhắc lại các mối tình của Hàn Mặc Tử, chị Cúc cười độ lượng:
“Tiếc quá, phải chi trời để anh sống thêm mươi năm nữa, tình anh càng nhiều, thì thơ của anh để mô cho hết.
Bốn người đàn bà trong đời, thật là quá ít đối với Hàn Mặc Tử”.
(304Đen - Lượm lặt - Hàn Mặc Tử, Anh tôi –Nguyễn Bá Tín – Mạng
MaxReading)(Thay lời Hàn Mặc Tử)
Áo trắng ngày xưa nay áo nâu
Khen ai khéo chọn cảnh đời sau
Vàng son đoạn tuyệt bôi nhân quả
Dưa muối trường trai diệt khổ đau
Trần tục may rời vòng nghiệp chướng
Căn cơ ráng giữ mối duyên tu
Buồn vui thế sự, thôi đừng nhắc
Để chút tình thơ đáp nghĩa nhau.
Tôi xem chị Cúc như chị Nghĩa, chị Lễ tôi.
Một lần tôi về thăm mộ Cụ tôi ở Huế, ghé lại thăm chị ở Vỹ Dạ. Đời sống tu hành khổ hạnh của chị làm cho tôi xúc động càng quý trọng chị hơn.
Khi nhắc lại các mối tình của Hàn Mặc Tử, chị Cúc cười độ lượng:
“Tiếc quá, phải chi trời để anh sống thêm mươi năm nữa, tình anh càng nhiều, thì thơ của anh để mô cho hết.
Bốn người đàn bà trong đời, thật là quá ít đối với Hàn Mặc Tử”.
No comments:
Post a Comment