Sunday, December 28, 2014

Nghi Vấn Về Nguyên Tác Bài Thơ "Tiên tử Động...."-Nguyễn Cang


           Nghi vấn về nguyên tác bài thơ "Tiên Tử Động Trung Hữu Hoài Lưu Nguyễn" của Đào Tiềm (372-427



     Theo các nhà nghiên cứu thơ Đường thì hiện nay có hai dị bản chính quanh bài thơ bằng chữ Hán "Tiên Tử động Trung Hữu Hoài Lưu Nguyễn" của Đào Tiềm, một bản ta thường dùng lâu nay còn một bản của Lê Nguyễn Lưu và Hải Đà  mới kham phá sau nầy. Để tìm hiểu xem hai bản khác nhau thế nào về nội dung ý nghĩa, sẽ giúp chúng ta chọn cho mình một cách hiểu  hợp lý nhất.Trước khi tìm hiểu vấn đề tôi xin chép ra đây nguyên tác của hai bản văn:

Tiên nữ trong động nhớ Lưu Nguyễn

Nguyên tác chữ Hán (Bản 1):

仙子洞中有懷劉阮

不將清瑟理霓裳

塵夢那知鶴夢長

洞裏有天春寂寂

人間無路月茫茫

玉沙瑤草連溪碧

流水桃花滿澗香

 零落盡  

仙子洞中有懷劉阮 

          ( 陶 潛)

Âm Hán Việt:

 

Tiên tử động trung hữu hoài Lưu Nguyễn

Bất tương thanh sắt lý "Nghê thường"
Trần mộng na tri hạc mộng trường.
Động lý hữu thiên xuân tịch tịch,
Nhân gian vô lộ nguyệt mang mang.
Ngọc sa dao thảo liên khê bích,
Lưu thủy đào hoa mãn giản hương.
Hiểu lộ phong đăng linh lạc tận,
Thử sinh vô xứ vấn Lưu lang!
      

      (Đào Tiềm)

 Nguyên tác chữ Hán (Bản 2): Sưu tầm bởi hai tác giả Lê Nguyễn Lưu và Hải Đà.

 
仙子洞中有懷劉阮

不將清瑟理霓裳

塵夢那知鶴夢長

洞裏有天春寂寂

人間無路月茫茫

玉沙瑤草連溪碧

流水桃花滿澗香

露風燈易零落

此生無處访劉郎 

    ( 陶 潛)

Âm Hán Việt:

 
Tiên tử động trung hữu hoài Lưu Nguyễn

Bất tương thanh sắt lý "Nghê thường"
Trần mộng na tri hạc mộng trường.
Động lý hữu thiên xuân tịch tịch,
Nhân gian vô lộ nguyệt mang mang.
Ngọc sa dao thảo liên khê bích,
Lưu thủy đào hoa mãn giản hương.
Hiểu lộ phong đăng dị linh lạc ,
Thử sinh vô xứ vấn Lưu lang!
      

      (Đào Tiềm)

 

     Sau khi đọc và tìm hiểu bản văn chữ Hán trong bản văn 1 và 2 tôi có vài ý kiến quanh vấn đề nầy. Bài thơ nầy được tác giả sáng tác vào  thời Đông Tấn , nghĩa là cách nay hơn 300 năm rồi.Thời gian quá xa để chúng ta biết chắc bản nào là chính gốc, bản nào  không. Trong văn học VN cũng xảy ra rất nhiều trường hợp như vậy, ngay như câu thơ của bà Huyện Thanh Quan "Lom khom dưới núi tiều vài chú/Lác đác bên sông chợ mấy nhà". "Chợ" mấy nhà hay "rợ" mấy nhà? Mỗi người có cách giải thích riêng tùy theo bản văn mình có.Tranh luận thì cứ tranh luận nhưng không có kết quả chung cuộc!
Trở lại bài thơ chữ Hán  trên , tôi không cho rằng bản nào đúng bản nào sai. Bản 1 thấy có lý vì không lẽ một đại thi hào như Đào Tiềm mà sáng tác một  bài thơ sai luật? Bản 2 sai? Thấy là sai nhưng ý vẫn hay nên ông muốn viết như vậy? Ngày nay người ta khám phá ra nhiều bài thơ Đường nổi tiếng mà không giữ đúng luật thơ (gọi là phá thể). Thử xét bản 1 và 2 , câu thứ 7 "Hiểu lộ phong đăng dị linh lạc" , tôi có nhận xét dưới đây về sự khác biệt:  

Trong bn văn th nht câu th 7 " 零落盡  "  ( âm Hán Vit là "Hiu l phong đăng linh lc tn") . Nhóm t "linh lc tn" (零落盡) trong đó ch "lc" nm v trí th 6 trong câu,nó là thanh trc,hip thanh vi ch th 2 "l" trong bài thơ tht ngôn bát cú, lut bng vn bng. V nghĩa ta thy ch "lc" là rơi, ch "tn" là hết. Nghĩa nguyên câu "hiu l phong đăng linh lc tn" là "sương móc ban mai tan  , đèn trước gió tt".

Bây gi ta xét bn văn th 2:

Nhưng trước  hết tôi xin chép li nguyên văn bài dch văn xuôi và bài dch thơ ca tác gi Lê Nguyn Lưu đ các bn tin tham kho (sách "Đường thi tuyn dch" ca Lê Nguyn Lưu , quyn 2, trang 1158, nhà xb Thuân Hoá 2007):

Dch xuôi:

         Tiên trong đng nh Lưu Nguyn

Không đem đàn st nh ra gy khúc Nghê Thường,

Người trong mng trn biết đâu mng tiên là dài!

Trong đng có bu tri riêng, cnh xuân vng lng,

Nhân gian không li đi v, ánh trăng bát ngát.

C tiên trên bãi cát ngc  xanh biếc bên khe,

Hoa đào trên dòng nước chy, mùi thơm khp sui.

Móc ban mai,đèn trước gió, d tan, d tt.

Kiếp ny không có nơi đâu hi tìm được chàng Lưu!

             (Lê nguyn Lưu)

Dch thơ:

Mt khúc Nghê Thường chng do đâu!

Mng trn sao biết mng tiên lâu?

Riêng tri trong mng xuân man mác,

Khut li v xuôi nguyt dãi du...

Cát ngc c ngà khe thm sc,

Hoa đào nước chy sui thơm mu.

Sương mai đèn gió mong manh kiếp,

Nay hi chàng Lưu biết đâu?

      ( Lê Nguyn Lưu)

Câu thơ: 露風燈易零落((Hiu l phong đăng d linh lc).Nhóm t ng "d linh lc"(易零) thì ch "linh" v trí th 6 trong câu, nó vn bng, trong khi đó thì ch th 2 là "l" vn trc. Bn văn ny khác bn văn th nht ch nó không có ch "tn" mà có ch "d"(d)và xếp ch "linh" nm gia ch "d" và  "lc". Dch nguyên câu là "Sương móc ban mai , đèn trước gió,d tan, d tt".
Tôi muốn chia sẻ với các bạn là bài thơ tuy hay nhưng vướng một khuyết điểm mà tôi không thể không nói tới, đó là tác giả đã phạm luật bằng trắc. Nếu cho rằng đây là bài thơ cổ phong hay phá cách thì miễn bàn nhưng qua phân tích về thể loại, phép đối, luật bằng trắc thì ta có thể nói đây là bài thơ thất ngôn bát cú Đường luật  .Thử xét câu 7 trong bài  thì thấy chữ thứ 6 "linh" phải là thanh trắc theo luật bằng trắc quy định, kéo theo chữ thứ 5 "dị" theo lẽ thanh bằng, nay đổi ra trắc.Như vậy rõ ràng tác giả phạm luật thơ Đường (chữ thứ 6 ở trên) và rơi vào khổ độc (chữ thứ 5 ở trên) nên khi đọc lên ta không nghe êm tai.May mắn là ý không những giữ được mà còn làm sáng tỏ thêm sự "dễ tan, dễ tắt" của sương móc và đèn dầu trước phong ba bão tố  bằng từ ngữ "dị linh lạc". Như vậy ta không thể xếp bài thơ nầy vào loại thất ngôn bát cú truyền thống được.Ta có thể nói thêm trường hợp phạm luật thơ nầy là do tác giả không sáng tác bài thơ vào thời Đường   không sanh ra trong gian đoạn nầy mà sinh ra (năm 372)  đời Tấn và mất năm 472 vào đời Đông Tấn  (thời Lục Triều). Thời nầy thể thơ Đường luật chưa phổ biến thành phong trào  nên luật  thơ Đường chưa quy định  bằng trắc nghiêm ngặt nên tác giả phạm lỗi chăng? Như thế ta không lạ gì khi xếp bản văn nầy vào loại dị bản chính, như bản văn thứ nhứt, mà tác giả Lê Nguyễn Lưu đã sưu tầm được.

     Thử xét thêm bài thơ nổi tiếng của Thôi Hiệu, để thấy rằng ông cũng phạm luật bằng trắc ( vô tình hay cố ý?) trong thơ Đường luật. Tác giả sinh ra vào thời Đường (704-754), sáng tác nhiều bài thơ hay và có những  sinh hoạt thơ văn vào thời nầy. Tôi xin đăng nguyên bài thơ để các bạn thưởng thức bài thơ độc đáo nầy.

Chữ Hán:

  

     黃鶴樓

    昔人已乘黃鶴去,

    此地空餘黃鶴樓。

    黃鶴一去不復返,

    白雲千載空悠悠。

    晴川歷歷漢陽樹,

    芳草萋萋鸚鵡洲。

    日暮關何處是,

    煙波江上使人愁。

 

              Hán-Việt:

    Hoàng Hạc Lâu

    Tích nhân dĩ thừa hoàng hạc khứ,

    Thử địa không dư Hoàng Hạc Lâu.

    Hoàng hạc nhất khứ bất phục phản,

    Bạch vân thiên tải không du du.

    Tình xuyên lịch lịch Hán Dương thụ,

    Phương thảo thê thê Anh Vũ châu.

    Nhật mộ hương quan hà xứ thị,

    Yên ba giang thượng sử nhân sầu.

     Dịch nghĩa xuôi:

    Lầu Hoàng Hạc

    Người xưa đã cưỡi hạc vàng bay đi,

    Nơi đây chỉ còn lại lầu Hoàng Hạc

    Hạc vàng một khi bay đi đã không trở lại

    Mây trắng ngàn năm vẫn phiêu diêu trên không

    Mặt sông lúc trời tạnh, phản chiếu cây cối Hán Dương rõ mồn một

    Cỏ thơm trên bãi Anh Vũ mơn mởn xanh tươi

    Trời về chiều tối, tự hỏi quê nhà nơi đâu?

    Trên sông khói tỏa, sóng gợn, khiến buồn lòng người!

     (bản dịch của Wikipedia)

 Bản dịch thơ  của Tản Đà:

 Hạc vàng ai cưỡi đi đâu

Mà đây Hoàng hạc riêng lầu còn trơ

Hac vàng đi mất từ xưa

Nghìn năm mây trắng bây giờ còn bay

Hán Dương sông tạnh cây bày 

Bài ca anh Vũ xanh đầy cỏ non

Quê hương khuất bóng hoàng hôn

Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai. 

 ( Tản Đà)

Đọc bài thơ trên để nhận ra vài sai sót của tác giả về phương diện luật bằng trắc trong thơ Đường, cho tới nay chúng ta cũng không biết rõ là tác giả vô tình hay bất đắc   để phạm luật thơ. Ngoài ra cũng không ai đặt câu hỏi " Đây là bản chánh hay bản phụ?" . Có một điều quan trọng là không ai phủ nhận bài thơ nấy về giá trị, một kiệt tác văn chương cho  tới bây giờ.

  Bài thơ nầy thuộc luật bằng vần trắc.

Câu 1/ chữ thứ 6 "hạc" theo lẽ phải thanh bằng, hiệp thanh với chữ thứ 2 "nhân".

Câu 2/chữ thứ 5 "Hoàng" theo lẽ trắc, ở đây lại bằng ( tác giả sử dụng luật "bất luận".)

Câu thứ 3/ chữ thứ 5 "bất" theo lẽ bằng, lại trắc( sử dụng luật "bất luận")
Vì vậy có người cho bài thơ trên là một bài thơ Đường "phá thể" hay "lạc vận".

Tóm lại trong thơ Đường có người theo đúng luật có người không theo (gọi là phá thể hay cổ phong), mà không theo có khi lại  tạo được những vần thơ hay, độc đáo.

Nguyễn Cang

 

 

 

No comments: